Những xu hướng thời trang và thẩm mỹ kinh dị thời xa xưa của phụ nữ

0

Dù có nằm mơ, không ai có thể ngờ rằng phụ nữ thời xưa đã từng theo đuổi vô vàn trào lưu thẩm mỹ và thời trang có phần kỳ quặc, kinh dị như: bó chân, dùng chì trắng vẽ lên da hay siết eo đến mức không thở được…

Thế giới không ngừng thay đổi tiêu chuẩn về chuẩn mực của vẻ đẹp. Lịch sử cũng có những xu hướng làm đẹp được coi như một nét văn hóa mà phụ nữ không thể làm ngược lại. Tuy nhiên, điều đáng nói là có những xu hướng làm đẹp có thể gây đau đớn và làm tổn hại đến cơ thể, nhưng lại không thể không tuân theo. May mắn thay, ngày nay, phụ nữ đã có thể có quyền lựa chọn những xu hướng làm đẹp cho bản thân. Mặc bất kỳ bộ đồ nào mà họ muốn, không cần phải mặc theo yêu cầu của người khác, miễn sao tự tin và thoải mái nhất cho cơ thể người mặc.

Bó chân theo đúng nghĩa đen

Tục bó chân ở Trung Quốc là một kiểu làm đẹp mang đến sợ hãi cho phụ nữ. Vào thế kỷ thứ 10, bàn chân nhỏ là thuộc tính bắt buộc của phụ nữ quý tộc, và uy tín của cô dâu phụ thuộc vào kích thước của bàn chân. Bàn chân khỏe mạnh được coi là dấu hiệu của nguồn gốc “xấu tính”, vì vậy các cô gái Trung Quốc bắt đầu phải băng bó chân từ khi mới 4, 5 tuổi, trong khi bàn chân vẫn chưa hình thành và xương còn khá mềm dẻo. Khoảng 10 tuổi, cô gái nhận được một đôi chân duyên dáng, được gọi là hoa sen, cũng như khuyết tật và những cơn đau khủng khiếp đã đi cùng cô trong suốt quãng đời còn lại.

Khi đó, bó chân cũng là một nghề. Những người được đào tạo đặc biệt thường được thuê để thực hiện việc “băng bó”, vì người ta tin rằng người mẹ sẽ không thể băng bó chân cho con gái mình đủ chặt do cảm thấy có lỗi với cô bé.

Hậu quả của việc bó chân có thể là ngón chân bị gãy, móng mọc ngược, những cơn đau khủng khiếp, nhiễm trùng, hoại tử, không có khả năng tự di chuyển độc lập. Tục lệ bó chân đã tồn tại ở Trung Quốc trong một thời gian rất dài, bất chấp những nỗ lực nhiều lần để xóa bỏ. Vào thế kỷ 20, nhận thấy nhiều tác động tiêu cực do việc bó chân mang lại, các nhà chức trách đã xóa bỏ tập tục này.

Tự tạo má lúm đồng tiền bằng máy

Chiếc má lúm đồng tiền đáng yêu là thứ rất nhiều người ao ước họ có được. Vì thế, một chiếc máy tạo lúm đồng tiền đã ra đời bởi bà Isabella Gilbert vào năm 1936 với cái tên “Máy tạo lúm đồng tiền”. Thiết bị bao gồm một vòng dây đai với hai nút bấm tròn nối lại ở hai bên má.

Hướng dẫn sử dụng của loại máy này là người dùng phải đeo nó 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 phút, vừa đeo vừa nhìn vào gương cười. Má lúm sẽ dần xuất hiện và hình thành. Tuy nhiên sau này, vào năm 1947, các bác sĩ tại Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã nghiên cứu và cho rằng sử dụng chiếc máy này có nguy cơ dẫn đến ung thư.

Dùng bút xanh tím, chì trắng vẽ lên gân và làn da

Vào những năm 1880, ngay cả dưới ánh sáng màu vàng, phụ nữ thời đó thường sử dụng bút chì màu xanh hoặc tím để vẽ tĩnh mạch của họ ở tất cả các nơi mà da họ có thể nhìn thấy được, chủ yếu là ở vùng cổ và ngực. Cách làm này vô cùng phổ biến trong các tầng lớp cao quý và những người phụ nữ giàu có.

Làn da trắng, không bị rám nắng là dấu hiệu của phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội, vì vậy phụ nữ ở thế kỷ 16 và 18 đã phải nỗ lực rất nhiều để có được làn da trắng, thậm chí là sử dụng những sản phẩm độc hại để bôi lên da và để uống như mỹ phẩm làm trắng bằng chì, thạch tín, và thậm chí cả quy trình đáng sợ là việc truyền máu đã được sử dụng.

Chì màu trắng cũng được sử dụng trong xu hướng thẩm mỹ này, đây là “thủ phạm” gây ngộ độc chì ở nhiều phụ nữ. Nó cũng dẫn đến tổn thương da và thậm chí tử vong nếu sử dụng trong một thời gian dài. Sản phẩm này được biết đến như nguyên nhân gây ra cái chết của nữ Bá tước Anh Maria Coventry khi mới 27 tuổi. Nữ bá tước thường xuyên sử dụng Venetian Ceruse, bà qua đời vì nhiễm độc chì.

Siết eo tới mức “không thở được”

Các thiết kế áo gen bụng làm từ vải và xương cá voi xuất hiện từ thế kỷ 16. Những chiếc áo này dùng để siết ngực và eo của phụ nữ đến mức tối đa để có thể có một vóc dáng và tư thế hoàn hảo. Để đạt được mức độ siết eo cần thiết, cần phải siết chặt đến mức nhiều người không thể thở được.

Tuy nhiên, phụ nữ không có quyền từ chối gen bụng. Bởi vì điều này là nguyên tắc đạo đức của một người phụ nữ, và việc từ chối chúng được coi là thói trăng hoa và vô đạo đức. Hậu quả của kiểu làm đẹp này rất nghiêm trọng: chèn ép xương sườn và cơ tim, sẩy thai (phụ nữ mang thai cũng mặc áo gen bụng, vì cởi ra và để lộ bụng căng tròn bị coi là vi phạm đạo đức), ngất xỉu, ngạt thở và thậm chí tử vong.

Chỉ đến thế kỷ 19, các bác sĩ mới bắt đầu cảnh báo phụ nữ không nên quấn áo nịt bụng quá chặt. Bắt đầu từ những năm 1860, tạp chí y khoa The Lancet, vẫn còn được in cho đến ngày nay ở Anh, đã thường xuyên đăng các bài báo về sự nguy hiểm của việc thắt dây quá chặt.

Đi giày cao gót cao hơn.. 40cm

Chopins là tên gọi của những đôi giày cao như vậy được phụ nữ ở Châu u sử dụng vào thế kỷ 15 và 17. Những người phụ nữ mang những đôi giày như vậy không thể di chuyển thoải mái, vì vậy họ phải chống gậy hoặc buộc phải có người giúp. Chopins giống như nhiều loại quần áo khác trước đây, là một loại chỉ số đánh giá mức độ cao quý của người phụ nữ mang chúng, và phổ biến trong giới quý tộc. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 17, đôi giày này bắt đầu được ít sử dụng hơn do bắt nguồn từ một sự cố ở Venice, khi một người phụ nữ mang thai đã bị ngã và sảy thai.

Mãi đến năm 1937 Chopins nhanh chóng trở lại với bản đồ thời trang bởi nhà thiết kế người Ý tên Salvatore Ferragamo, ông đã tạo ra những đôi giày trên nền đế cao nhưng ở định dạng an toàn hơn loại giày Chopins xa xưa.

Crinoline Mania: chiếc khung váy bất tiện từ xương cá

Vào thế kỷ 19, người ta tin rằng những chiếc váy có đường viền rộng (đường kính của chúng đạt tới 1,8m) giúp duy trì khoảng cách cần thiết giữa phụ nữ và nam giới, đồng thời mang lại cho nữ giới dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển và chuẩn mực. Trang phục này trở nên phổ biến đến nỗi tạp chí Punch của Anh đã giới thiệu một thuật ngữ đặc biệt dành riêng cho thời trang này – “Crinoline Mania”.

Phát minh này của nhà thiết kế thời trang người Pháp Charles Frederick Worth đã được các tín đồ thời trang ưa chuộng trong một thời gian dài. Tuy nhiên không biết bao nhiêu phụ nữ đã qua đời chỉ vì sự bất tiện như vậy gây ra cho người mặc như: khó khăn khi di chuyển, khi bước vào cửa, ngồi xuống và lên xe, thậm chí không thể đi vệ sinh. Điều này đã làm cho phụ nữ phải chịu đựng và gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.

Có rất nhiều tai nạn xảy ra như bị ngã, thậm chí là có những tai nạn gây chết người như bị cháy váy khi mọi người không căn tốt khoảng cách mà đứng gần bếp sưởi và trong khi cháy rất khó có thể cởi chiếc váy ra nên dẫn đến tử vong. Hay phần váy kẹt vào bánh xe làm cho người mặc bị tai nạn nghiêm trọng dẫn đến thiệt mạng.

*Bài viết có tham khảo thông tin từ một số nguồn nước ngoài

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here