Những nhà thiết kế nổi tiếng sẽ làm nghề gì nếu họ không thiết kế thời trang?

0

Một câu hỏi đầy thú vị và gây tò mò, có những nghề nghiệp không hề liên quan đến thời trang mà các nhà thiết kế tên tuổi đã từng muốn làm.

Chúng ta đang được chứng kiến một nền thời trang phát triển rực rỡ từ thế kỷ trước cho đến hiện tại, những giám đốc sáng tạo và nhà thiết kế là những người đóng góp to lớn cho công trình thời trang vĩ đại ấy. Nhưng nếu họ không làm nhà thiết kế thời trang thì họ sẽ làm nghề gì nhỉ? Hãy cùng Street Vibe tìm hiểu ngay thôi!

1. Demna Gvasalia sẽ trở thành chủ ngân hàng

Demna

Như trong bài viết về nhà thiết kế Demna – Giám đốc sáng tạo của Balenciaga mà Street Vibe từng viết. Ban đầu, Demna Gvasalia suy nghĩ sẽ học kinh tế với ý định trở thành chủ ngân hàng. Đối mặt với sự nghiệp tài chính và viễn cảnh trở thành người mà theo như anh ấy mô tả là người bất hạnh nhất thế giới: “The most unhappy person in the world”. Thay vào đó, anh ấy quyết định theo học thời trang tại trường Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Antwerp, nước Bỉ.

Balenciaga Thu-Đông 2019 Ready-To-Wear

Tại Vetements hay Balenciaga, tài năng của Demna là không thể phủ nhận bởi những thiết kế độc đáo, mang những điều bình thường và cốt lỗi nhất về thời trang lên nhà mốt cao cấp bậc nhất, Balenciaga.

2. Kim Jones sẽ trở thành biên tập viên thời trang

Kim Jones

Một trong những nhà thiết kế tài năng và hiếm hoi đang làm việc cùng lúc cho cả hai nhà mốt là Dior và Fendi. Tài năng và sự nghiệp của anh là điều mà ai cũng ngưỡng mộ khi trải qua 7 năm làm việc tại Louis Vuitton (2011-2018), những thiết kế của Kim Jones mang đậm tính trẻ trung và đường phố nhưng không kém phần sang trọng. Và mới đây nhất, anh đã xuất sắc giành giải thưởng Nhà thiết kế của năm 2021.

nhà thiết kế
Dior Men Xuân-Hè 2019
nhà thiết kế
Fendi Thu-Đông 2021 Couture

Nhưng có một sự thật ít ai biết rằng, Kim Jones là cộng tác viên cho các tạp chí lớn như Dazed hay Another với vai trò là giám đốc nghệ thuật và cố vấn thời trang. Thật sự, nếu không làm thiết kế thời trang thì rất có thể Kim Jones sẽ trở thành một biên tập viên đình đám.

3. Virgil Abloh sẽ trở thành kiến trúc sư

Virgil Abloh

Cố giám đốc sáng tạo Louis Vuitton (2018-2021) không hề học về thời trang. Đúng vậy, Virgil Abloh tốt nghiệp trường Đại học Wisconsin-Madison năm 2002 và Học viện Công nghệ Illinois năm 2006 với hai tấm bằng Kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Nhưng với niềm đam mê thời trang đã thúc đẩy anh tạo nên sự nghiệp đầy vĩ đại.

nhà thiết kế
Off-White Thu-Đông 2017 Ready-To-Wear

Bằng chứng cho tài năng của anh ấy là sự phát triển và thành công của Off-White do chính anh sáng lập. Và khi, Virgil Abloh bước chân vào nhà mốt Louis Vuitton với các thiết kế mang đậm màu sắc đường phố, sức tăng trưởng của LV tăng lên hơn 30% và trở thành nhà mốt chủ chốt về thương mại cho tập đoàn LVMH.

nhà thiết kế
Louis Vuitton Xuân-Hè 2020

Vừa qua, cả thế giới đều đau buồn trước sự ra đi đột ngột của Virgil Abloh vì căn bệnh ung thư để lại nhiều tiếc nuối và kho tàng di sản đang chờ người kế nhiệm tại Louis Vuitton.

4. Raf Simons sẽ trở thành nhà thiết kế nội thất

nhà thiết kế
Raf Simons

Với tuổi thơ đầy khó khăn và không được tiếp cận nghệ thuật, thời trang đối với Raf Simons là thứ gì đó vô cùng xa lạ. Năm 1991, ông tốt nghiệp ngành Thiết kế nội thất tại Học Viện Truyền Thông (Bỉ) và làm thiết kế nội thất cho các cá nhân có nhu cầu hoặc phòng trưng bày nghệ thuật.

nhà thiết kế
Christian Dior Thu-Đông 2012

Walter Van Beirendonck và Martin Margiela là hai cái tên đưa đến những khái niệm về thời trang và làm nên tên tuổi của Raf Simons như ngày hôm nay. Sau rất nhiều nổ lực và khẳng định tài năng của mình, Raf Simons được cả thế giới công nhận. Thiết kế của ông được ví như đi trước thời đại và được nhiều nhà mốt lớn mời về làm việc như Jil Sander (2005-2012), Christian Dior (2012-2015), Calvin Klein (2016-2018) và hiện tại ông đang là giám đốc sáng tạo tại Prada.

Prada Xuân-Hè 2021

Mỗi lần chia sẻ với báo chí, Raf Simons luôn xúc động và không ngừng cảm ơn những người thầy, những người đi trước đã dẫn dắt ông vào thời trang và cho ông thấy được sự màu nhiệm mà thời trang mang lại.

5. Rick Owens sẽ trở thành hoạ sĩ

nhà thiết kế
Rick Owens

Được mệnh danh là “Vị vua bóng đêm” trong giới thời trang bởi những thiết kế mang thiên hướng avant-garde lạ mắt và u tối. Ông là nhà thiết kế độc lập hiếm hoi không làm việc cho bất kì thương hiệu hay nhà mốt nào mà tập trung phát triển thương hiệu cá nhân, tạo nên một thế lực khó bị lật đổ trong thời trang.

nhà thiết kế
Rick Owens Thu-Đông 2017

Sự nổi loạn là điều mà người khác hay nhắc đến mỗi khi nghĩ đến nhà thiết kế người Mỹ và điều đó đã có từ lúc ông còn bé. Chính tính cách khác biệt được sinh ra trong gia đình giáo dục hà khắc đã thôi thúc Rick Owens đi theo con đường nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông quyết định đăng ký học ngành Nghệ thuật Hội hoạ tại trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Otis trong hai năm. Về sau, trãi qua nhiều thăng trầm khiến Rick Owens tìm đến thời trang như ngày hôm nay.

nhà thiết kế
Rick Owens Xuân-Hè 2020

Nếu Rick Owens trở thành hoạ sĩ như dự định ban đầu thì không biết bức tranh ông vẽ có màu sắc tươi sáng không nhỉ?

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here