Chuyển giao từ năm 2022 sang 2023, có 9 thách thức mà người tiêu dùng và các thương hiệu có thể phân phối chi tiêu và thúc đẩy thương hiệu phát triển hiệu quả.
Sự thay đổi về kinh tế, chính trị ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành thời trang. Đặc biệt trong thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới 2023, những khó khăn và thách thức đó càng cần được nắm rõ để cả người tiêu dùng và các thương hiệu có thể phân phối chi tiêu và thúc đẩy thương hiệu phát triển hiệu quả.
1. Sự trỗi dậy của thời trang linh hoạt giới – “Fluid fashion”
“Fluid” – thuật ngữ không mới với sự xuất hiện từ xưa gắn với “Gender fluid”. Tuy nhiên, trong thời đại số với sự quan tâm của ngành thời trang đến đối tượng khách hàng Gen Z – thế hiện hướng đến tự do, sáng tạo cùng khả năng tiếp thu điều mới nhanh chóng, đã thúc đẩy thời trang linh hoạt giới phát triển.
Thời trang không phân biệt giới tính thôi thúc các thương hiệu linh hoạt hơn trong cách tư duy thiết kế và lẫn trong truyền thông, sao cho vừa phản ánh được sự pha trộn nam tính – nữ tính vừa không gây khó chịu, phản cảm.
2. Sự đột phá trong trang phục xa xỉ
Công thức của sự trang trọng và lịch thiệp sẽ được viết lại trong năm 2023, không còn quá chú trọng vào việc phù hợp với tiêu chuẩn, ánh nhìn xã hội; thay vào đó là sự trỗi dậy của những thiết kế nổi bật. Thời trang xa xỉ không còn là những bộ trang phục mang tính “công sở”, nó sẽ là sự lên ngôi của những chi tiết độc đáo cùng màu sắc nổi bật.
3. Sự trở lại của đa thương hiệu – Multi brand
Đa thương hiệu nghĩa là cùng một công ty, một hệ thống quản lý một danh mục các thương hiệu khác nhau. Một số ví dụ tiêu biểu về đa thương hiệu ở Việt Nam như: Labels, The Dark Gallery, Flanerie,..
Việc thực hiện đa thương hiệu mang lại nhiều lợi ích như đa dạng sản phẩm, sự tiện lợi khi tích hợp các sản phẩm trong cùng không gian mua sắm… Tuy nhiên, cùng đó là những thách thức về chi phí, và đầu tư lớn chỉ phù hợp với các công ty lớn và bảo trì trên nền tảng thương mại điện tử,…
4. Trở lại của các làng nghề thủ công
Không riêng công nghệ mà nghề thủ công được dự đoán sẽ có sự chi phối đối với sự phát triển của ngành thời trang. Những chi tiết truyền thống, cầu kỳ mang dấu ấn của từng dân tộc được dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong năm tiếp theo. Những tác phẩm nghệ thuật và thủ công còn thể hiện ở chi tiết crochet, lớp dây bện hay hạt gỗ, hình thêu,… Điển hình với việc JW Anderson đã sử dụng những sợi dây vặn thừng ở cánh tay dài, đan ở đầu gối của quần và eo, những chiếc túi với chi tiết crochet.
5. Tình hình chính trị bất ổn
Giữa việc tiếp tục chiến tranh ở Ukraine và phong tỏa ở Trung Quốc, giữa sự phân cực chính trị của các nước châu Âu, các vấn đề địa chính trị dường như chưa bao giờ gắn bó chặt chẽ hơn với tương lai của ngành thời trang.
Mặc dù tăng trưởng tốt ở Trung Quốc, cũng như ở Hoa Kỳ, nhưng điều tương tự lại không diễn ra ở Châu Âu, nơi lạm phát rất đáng sợ. Cả chiến tranh và các sự kiện thời tiết cực đoan do suy thoái môi trường đều tạo ra các vấn đề trong việc thu mua nguyên liệu thô và tính liên tục của các tuyến thương mại, gây ra sự chậm trễ và trở ngại.
6. Sáng tạo và tiếp thị
Luật quản lý dữ liệu mới khiến việc phỏng đoán thị hiếu của người tiêu dùng trở nên khó khăn hơn. Do đó, để thu được lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình, tiếp thị thời trang sẽ phải trở nên sáng tạo hơn để thu hút sự chú ý từ khách hàng đáng kể.
7. Sự tăng tốc chuyển đổi số
Tự động hoá, trí tuệ nhân tạo đang dần chiếm phần lớn trong hoạt động kinh doanh thời trang và đó cũng là thách thức được dự báo trong năm 2023. Đồng thời, các công nghệ khác như 5G, chuỗi khối, đám mây và Internet vạn vật (IoT)… Tất cả chúng đều đang tăng cường, thúc đẩy sự thích nghi của ngành thời trang.
Đáp lại, các thương hiệu thời trang cần đảm bảo tính cập nhật trong việc sử dụng công nghệ và trình độ, kỹ năng của nhân viên để làm việc với những “cỗ máy thông minh và có năng lực”.
8. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
Đối mặt với lạm phát và bất ổn kinh tế, thị trường sẽ phân nhánh: một bên là tầng lớp giàu có, có khả năng vẫn giàu có và tiếp tục chi tiêu như bình thường; phần còn lại của dân số, có khả năng cắt giảm chi tiêu và hạn chế mua sắm. Sự phân nhánh này sẽ khiến các thương hiệu thời trang phải điều chỉnh lại chiến lược của mình, đặt các khoản đầu tư được cân nhắc kỹ lưỡng hơn và trên hết là tránh làm loãng bản sắc thương hiệu trong nỗ lực xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Huỷ bỏ Tẩy xanh – “Green Washing”
Tẩy xanh là chiến thuật marketing được sử dụng để khoác lên sản phẩm vỏ bọc “thân thiện với môi trường”. Việc hủy bỏ Green Washing buộc các thương hiệu phải chuyển từ lời nói sang hành động và cho thấy tác động cụ thể của các chính sách xanh của họ.
Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về sự minh bạch trong các sản phẩm thời trang bền vững cũng như các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường hơn. Các thương hiệu đã và đang xem xét chuyển sang năng lượng tái tạo, chuyển sang việc sử dụng nguyên liệu bền vững nhiều hơn và cho phép mọi người làm việc từ xa. Trở nên bền vững hơn một cách rõ ràng không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn giúp bạn xác định hiệu quả và tiết kiệm có thể có tác động tích cực đến lợi nhuận.
Việc kiểm kê nghiêm ngặt bằng cách áp dụng các phương pháp như sản xuất theo đơn đặt hàng và truy xuất nguồn gốc đầy đủ tất cả các nguyên liệu sẽ rất quan trọng đối với cả các thương hiệu thời trang đặc biệt là thời trang nhanh. Đây có thể xem là một thách thức mới cho các thương hiệu.
Tham khảo:
- Forbes, The 7 Biggest Business Challenges Every Company Is Facing In 2023,Bernard Marr, 7/12/2022.
- NSS Magazine, The 10 challenges fashion needs to face in 2023, Lorenzo Salamone, 7/12/2022.