Home Thế Giới Góc Nhìn Khi nam giới mang giày cao gót và phá bỏ định kiến

Khi nam giới mang giày cao gót và phá bỏ định kiến

0

Dù là một phụ kiện dành cho nữ giới, nam giới vẫn có thể mang giày cao gót và phá bỏ những định kiến về giới tính trong thời trang.

Giày cao gót luôn được nhắc đến như là một phụ kiện cho những quý cô muốn thêm thắt sự nữ tính vào bộ trang phục của mình. Vì vậy, chẳng ai biết rằng lịch sử của chúng lại chỉ dành riêng cho các quý ông. Ngày nay, khi giới mộ điệu ngày càng mến chuộng những món đồ phá vỡ định kiến về giới tính thời trang, một lần nữa trở lại với những quý ông đỏm dáng.

700
giày cao gót nam

Gắn liền với thời trang phái nam

Biểu tượng đôi giày cao gót đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ từ rất lâu – từ những năm đầu của thế kỷ XVII. Thế nhưng, từ thế kỷ X, XI, những đôi giày ấy được làm chỉ dành cho nam mặc. Kiểu giày này được biết đến lần đầu tiên có từ thế kỷ thứ X ở Vương quốc Ba Tư, khi chúngđược dùng để cố định chân của lính ngự lâm trên bàn đạp ngựa, giúp tạo thêm đòn bẩy khi chiến đấu. Sau này, những người cao bồi miền Tây nước Mỹ cũng áp dụng chức năng của loại giày này khi cưỡi ngựa, nhưng có nhiều cải tiến hiện đại hơn.

Tuy nhiên, giày cao gót dành cho quý ông mới thật sự nổi tiếng sau khi bức chân dung vua Louis XIV của Pháp nổi tiếng khắp thế giới vì đôi giày cao gót vốn dĩ dùng để che đi chiều cao khiêm tốn của mình. Ta có thể thấy hình ảnh ông với một đôi giày cao gót với phần gót được sơn màu đỏ trong bức chân dung của ông. Với luật đặt ra chỉ những ai được vua Louis cho là phù hợp mới có thể mang những bộ trang phục giống vua, thì những ai đi loại giày này vốn nằm trong tầng lớp quý tộc, là dấu hiệu của người được vua trọng dụng.

Cùng thời điểm làn sóng Ba Tư bắt đầu lan sang lục địa phía bắc, phụ nữ châu Âu bắt đầu khẳng định sự bình đẳng của mình bằng cách áp dụng phong cách ăn mặc truyền thống của nam giới, bao gồm cả giày cao gót. Như vậy, tại lục địa Châu Âu, giày cao gót dần bị đàn ông coi thường và dần dà loại bỏ nó ra khỏi trang phục đặc trưng của phái nam.

Tuy nhiên, bên kia bờ đại dương, khi miền Tây nước Mỹ bắt đầu thu hút những người định cư mới, cao bồi nổi lên như những chàng “kỵ sĩ” đấu súng đầy nam tính và là tiêu chuẩn của phái nam cũng đều mang bốt cao gót. Hầu hết những đôi bốt cao bồi có phần gót tròn ngược được gọi là gót Cuba (lấy cảm hứng từ giày của các vũ công Flamenco truyền thống) và trở thành vật dụng cần thiết để giữ thẳng lưng khi di chuyển quãng đường dài trên yên ngựa.

Văn hoá “ngách” luôn ôm chứa sự phát triển của giày cao gót nam

Mặc dù giày cao gót ít được mang bởi nam giới, nhưng xuyên suốt thế kỷ trước, nó khá ưa chuộng trong cộng đồng văn hoá glam-rock, punk, rock-n-roll. Những năm 1960 khi Beatles nổi tiếng, một loại giày với tên gọi “Beatle Boots”, phiên bản đầu tiên của Chelsea Boots có phần gót cao này, được tái sử dụng vào trang phục nam giới.

Kéo theo các nhóm nhạc rock-n-roll của cuối thế kỷ 20 như Aerosmith hay Mötley Crue cũng sử dụng phong cách tương tự, trong khi các nghệ sĩ rock quyến rũ như Kiss và David Bowie lại chọn các phiên bản phô trương hơn.

Kết hợp với các nền văn hóa khác như cộng đồng drag queen và văn hóa khiêu vũ, giày cao gót, cùng các loại quần áo nữ tính truyền thống khác dần được bình thường hóa và dần dần lan rộng ra giới thời trang. Chúng được được mang bởi những người nổi tiếng giới thời trang như Jonathan Van Ness, Sam Smith, NTK Marc Jacob và Harry Styles.

Cách nam giới phá vỡ định kiến ở hiện tại

Đi kèm với sự biến mất của những trang phục bằng chất liệu lụa xa xỉ, phô trương của vua Louis được thay bằng những bộ quần áo đơn điệu và tối màu; những đôi giày cao gót dành cho nam cũng từ đó biến mất gần như hoàn toàn. Giờ đây, những bộ suit thanh lịch với đôi giày da tối màu là sự lựa chọn của bất kỳ quý ông nào.

Tuy nhiên, vào những năm 2010, sự trở lại của đôi giày Chelsea boots trong tủ quần áo nam giới một lần nữa gây được sự chú ý đáng kể. Đây được coi là sự trở lại của sản phẩm này cho nam giới thời hiện đại.

Một số người ảnh hưởng trên mạng xã hội cũng đã đi item này theo cách nổi bật nhất, như Wisdom Kaye được Vogue bình chọn là một trong những chàng trai mặc đẹp nhất TikTok khi mang các đôi giày cao gót của Saint Laurent, Celine, Patrícia Henriques và Rick Owens. Hay tủ đồ của Mark Bryan – người được cho là có tầm ảnh hưởng nhất Instagram nhờ sở thích diện váy và giày cao gót công sở từ Jimmy Choo, Christian Louboutin, Kkira và Feraggio. 

Như vậy, với xu hướng xoá nhoà đi những ranh giới về giới tính trong thời trang, ta có thể thấy một sự xê dịch không hề nhỏ trong cơn sốt ưa chuộng giày cao gót sang những quý ông thay vì chỉ ở những người phụ nữ.

No comments

Leave a reply Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version