Trên hết, “Core” luôn được định nghĩa như một xu hướng thời trang. Bên cạnh “Core”, giới thời trang còn nhiều khái niệm khác cùng tồn tại như “Wear”, “Aesthetic”, “Chic”…
Gorpcore, Business-core, Fairycore,… chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với những thuật ngữ này trong những năm gần đây. Vậy, “core” có nghĩa là gì? Hãy cùng Street Vibe tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!
“Core” trong thời trang là gì?
Một trong số các quan điểm được thừa nhận rộng rãi về thuật ngữ này nêu rằng: Core được là một xu hướng thời trang sở hữu cốt lõi (core) và xoay quanh một thẩm mỹ hay cách ăn mặc cụ thể. Đây là thuật được sản sinh từ sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, không thể gọi “core” là một phong cách thời trang vì nó quá đặc thù và chưa đủ tính bao quát hay cụ thể.
Vogue từng đề cập “Core is a new Chic” trong một bài viết. Theo tạp chí danh giá bật nhất giới mộ điệu này, từ “core” xuất hiện lần đầu vào năm 2013, gắn với khái niệm “Normcore” – xu hướng thời trang thường ngày, không chạy theo mốt, không phô trương nhãn hiệu. Normcore được đặt ra bởi các nhà dự báo xu hướng. Sau đó, tạp chí New York đã đưa thuật ngữ này vào bài viết của mình và đánh dấu mốc cho sự lan tỏa của nó.
Năm 2017, Gorpcore tiếp nối Normcore xuất hiện trên tạp chí New York lần nữa. Rồi đến sự ra đời của Menocore trên Blog thời trang Men Repeller. Và cứ như thế, độ phổ biến của từ “core” tỉ lệ thuận với sự phát triển của internet và mạng xã hội.
Một số “Core” tiêu biểu của thời trang
Hiện tại, ta có thể tra cứu hàng loạt các thuật ngữ được cấu theo công thức “X + core” trên Wikipedia. Ngoài một số công thức mà Street Vive từng nhắc đến trước đây trong những bài viết cũ như: Gorpcore, Blockcore, Business-core… Hôm nay, chúng ta cùng điểm qua một số xu hướng tiêu biểu khác được cấu tạo từ khái niệm “core” này.
Balletcore: Thời trang lấy cảm hứng từ trang phục múa Ballet. Xu hướng thẩm mỹ này gắn liền với các item như quần tất, chân váy Tulle, giày Ballet hay chất liệu vải ren, xuyên thấu và ưu tiên tông hồng. Bạn có thể tham khảo cách ăn mặc này thông qua các bộ sưu tập của Vivienne Westwood, Miu Miu,…
Barbiecore: Phong cách thẩm mỹ lấy chủ đạo là tủ quần áo của búp bê Barbie Mattel thời kỳ 1990 – 2000. Nói nôm na đây là cách ăn mặc giống búp bê Barbie với những món đồ có sắc hồng chủ đạo.
Có thể thấy xu hướng này liên tục xuất hiện trên sàn diễn của các nhà mốt nổi tiếng trong những năm gần đây như: Valentino, Maison,…
Angelcore /Devilcore: Angelcore được lấy cảm hứng từ hình ảnh các thiên thần. Trong khi đó, Devilcore lấy cảm hứng từ ác quỷ. Angelcore được thiết kế để mô phỏng vẻ đẹp của các thiên thần và thường đi liền với hình ảnh những đám mây, đôi cánh, màu hồng nhạt, hình ảnh thần tình yêu, hoa hồng, đàn hạc và quầng sáng…
Riêng Devilcore mang đặc trưng bởi các họa tiết satan, dây thép gai, ngọn lửa, vòng cổ và các phụ kiện khác. Người theo xu hướng này thường trang điểm đậm, tối. Màu sắc thường xuất hiện trong các bộ trang phục Devilcore là đỏ và đen.
Cottagecore: Phong cách thẩm mỹ này trở nên phổ biến trên Instagram vào cuối những năm 2010. Cottagecore là một thuật ngữ được phổ biến bởi Gen Z để nói về cuộc sống nông thôn. Quần áo theo xu hướng này được lấy cảm hứng ban đầu từ các Mori girl với những chiếc váy nhiều lớp hay áo len và trang phục thảo nguyên.
Westerncore: Có thể xem Westerncore là một phần nằm trong vintage. Đặc trưng của xu hướng này là các item denim, cowboy boots hay áo khoác tua rua… Nhìn bề ngoài, Westerncore có nhiều điểm tương đồng với Cottagecore. Tuy nhiên, Westerncore thường nhấn mạnh vào hình ảnh của miền Tây hoang dã, mang hơi hướng phiêu lưu của các Cowboy nhiều hơn.
Bên cạnh các thuật ngữ kể trên còn vô vàn những công thức với “core” được Gen Z sáng tạo ra trên mạng xã hội như: Clowncore, Craftcore, Fetishcore hay thậm chí là Lovecore…
Những hậu tố khác để nói về một cách ăn mặc
Khi nói về một gu thẩm mỹ nào đó người ta thường dùng Aesthetic, Aesthetic bao gồm nhiều phong cách khác nhau, được thể hiện qua cách lựa chọn quần áo, nội thất,… Khái niệm aesthetic lần đầu sử dụng vào thế kỷ XVIII để miêu tả về gu thẩm mỹ và cách tiếp nhận nghệ thuật của mỗi người (theo ELLE). Aesthetic bắt đầu phổ biến khoảng 2010 nhờ vào dòng nhạc Vaporwave và sự phát triển của mạng xã hội.
Nhắc đến Aesthetic, ta có thể liệt kê hàng loạt những thuật ngữ như: Vintage aesthetic, Minimal aesthetic, Artsy aesthetic, Grunge aesthetic…
Thêm vào đó, một số hậu tố khác thường được thêm vào một từ để chỉ về một cách ăn mặc hay một phong cách sống: Wear (Techwear, Streetwear,…), Chic (Boho Chic, Rock Chic, Business Chic,…), Boy/Girl (Hedi Boy, Tomboy, IT Girl, X-Girl,…)