Thuật ngữ JDM rất phổ biến trong giới chơi xe ô tô hiện nay trên toàn thế giới. Những chiếc xe hai cửa độ theo kiểu JDM thường nhấn mạnh vào sự hào nhoáng của phong cách đường đua.
Có thể nói JDM là phong cách của dân “chơi xe underground” yêu thích những dòng xe thể thao Nhật Bản nói chung và người Nhật nói riêng chứ không đơn giản chỉ là nguồn gốc xuất xứ những mẫu xe. Trường phái này giống như xe cơ bắp Mỹ (muscle car) hay xe hiệu suất cao (performance) ở châu Âu.
JDM có nghĩa là gì?
JDM là từ viết tắt của cụm từ Japanese Domestic Market (Thị trường nội địa Nhật Bản). Những chiếc xe này được sản xuất cho thị trường xe nội địa của Nhật Bản mà không hề bị thay đổi, sửa đổi cho phù hợp với các thị trường nhập khẩu hay còn gọi là xe thuần Nhật. Ngoài ra, cũng có một số người cho rằng những mẫu xe được độ chỉ tồn tại ở thị trường Nhật mới gọi là JDM.
Thông thường, những mẫu xe này có hiệu suất và tốc độ siêu cao nên rất khó để hợp pháp di chuyển trên đường công cộng. May mắn thay, phụ tùng ô tô JDM không chỉ dành cho những chiếc ô tô do Nhật Bản sản xuất mà còn có thể gắn cho những chiếc ô tô JDM cùng kiểu. Do đó, phong cách độ này cũng được gọi là “giao diện” của JDM.
Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Nissan và Subaru đều là những cái tên tiêu biểu trong văn hóa chơi JDM trên thế giới. Tuy không có sức mạnh nổi bật hay thiết kế bắt mắt như những mẫu xe của Mỹ và Châu Âu, nhưng đó là điểm thiết kế đặc trưng của mỗi hãng tạo nên một văn hóa đường phố đến từ đất nước mặt trời mọc. Là nền văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp ô tô trên toàn cầu, JDM khẳng định cho sự nỗ lực cải tiến không ngừng trong lĩnh vực công nghệ cơ khí ô tô.
Văn hóa “độ xe” JDM bắt đầu từ khi nào?
Thuật ngữ JDM rất phổ biến trong giới chơi xe ô tô trên toàn thế giới. Những chiếc xe hai cửa độ theo kiểu JDM thường nhấn mạnh vào sự hào nhoáng của phong cách đường đua. Nhưng thật khó để xác định chính xác ngày “khai sinh” của thú chơi đường phố này.
Bắt đầu từ những năm 1970, phong trào chơi xe JDM hình thành và rộng rãi mở rộng hơn cho tới thời kỳ hoàng kim vào những năm 1990. Lúc này, những mẫu xe hơi chạy điện, xe hybrid chưa xuất hiện. Do đó, các hãng xe danh tiếng của Nhật đã nghiên cứu và sản xuất những chiếc xe (đặc biệt là xe thể thao) có hiệu năng cao nhất – trở thành một phần văn hóa và tinh hoa của ngành cơ khí Nhật Bản.
Khi ấy, kinh tế của đất nước mặt trời mọc đang trong đà tăng trưởng, thu nhập bình quân của mỗi người dân đều được tăng cao. Điều đó giúp các chủ xe không còn quá quan tâm tới cách sử dụng và bảo dưỡng sao cho chiếc xe bền bỉ theo năm tháng. Thay vào đó, họ sẽ hướng đến những phương pháp nâng cao tối đa hiệu năng (performance) cũng như độ lại phần thân vỏ xe (body kit). Độ các chi tiết khác giúp tăng diện mạo hầm hố, tăng khả năng vận hành và khí động học nhiều hơn cho xe.
Để văn hóa độ xe này trở nên rộng rãi như ngày nay, người đi đầu trong việc phổ biến thuật ngữ này tới khắp nơi trên thế giới là Jonathan Wong, biên tập viên của tạp chí Super Street với chiếc JDM Honda Civic Si đời 1990. Trước đó, anh có thời gian làm trong tạp chí Eurotuner. Tới khi tiếp quản Super Street, anh thuê rất nhiều ứng cử viên đủ điều kiện, những người biết nhiều về thế giới JDM nhằm lan tỏa định nghĩa về sân chơi này.
Sân chơi JDM “nhập khẩu” vào Việt Nam
Mặc dù gọi là xe độ Nhật nội địa nhưng giá thành trong nước đều ở mức giá cao hoặc tầm trung. Phụ tùng JDM bù lại có giá cao hơn và khó tìm nếu bạn xuất khẩu sang nước khác, nên phong trào xu hướng này thật sự phát triển chỉ tại Nhật mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, JDM chưa được phổ biến rộng rãi, bởi lượng người chơi xe còn khá ít, bên cạnh đó luật cấm nhập xe cũ có tuổi đời quá 5 năm. Phần lớn người hâm mộ Việt biết văn hóa này qua những series phim đua xe đường phố như “Fast and Furious”, qua bài hát “Tokyo Drift” hay trò chơi điện tử Need For Speed (1994).
Hầu hết các xe JDM tại Việt Nam đã có từ trước đây hoặc mới được nhập khẩu qua đại lý tư nhân, do chủ cũ để ngoài trời, điều kiện thời tiết thất thường, không được bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên nên dẫn đến hỏng hóc, tróc sơn, mốc. Sau này, chúng được người chủ mới chi hàng trăm cho tới hàng tỷ đồng cho việc sửa chữa, nâng cấp, thêm những món “đồ chơi” cho xế cưng.
Tại Việt Nam, nổi trội nhất có thể kể đến hội “JDM Việt Nam – Hội xe thể thao Nhật” đã quy tụ hơn 50.000 thành viên quan tâm và gia nhập đến thú chơi xe này. Hội JDM Việt Nam đã tổ chức các sự kiện offline quy mô lớn với sự góp mặt của hàng chục tay chơi xe, đa số đều tới từ khu vực miền Nam. Lần đầu tiên là vào tháng 10/2019 tại Vũng Tàu và tiếp theo là tại Đà Lạt vào tháng 05/2020.
Trong các buổi offline, sự kiện đã quy tụ sự tham gia của vô số chiếc xe độ vô cùng độc đáo với đầy đủ các nhãn hiệu lớn trên thị trường như Toyota, Nissan, Mitsubishi, Subaru… Đây được xem là một sân chơi lành mạnh và bổ ích đối với các tay chơi xe độ tại Việt Nam, góp phần tăng cường sự hiểu biết kiến thức về JDM cũng như thỏa mãn đam mê và kết nối, chia sẻ lý tưởng tới mọi người.