Các sản phẩm thời trang được nhuộm màu từ kỹ thuật Dorozome là đặc trưng của đảo Amami Oshima mà không nơi nào khác ở Nhật Bản có được.
“Dorozome” là gì?
Phương pháp Dorozome là tên gọi của quy trình nhuộm vải từ bùn “độc nhất vô nhị” có nguồn gốc từ đảo Amami Oshima, tỉnh Kagoshima. Người dân nơi đây đã tận dụng phản ứng hóa học của bùn để tạo ra sắc đen cực kỳ đặc biệt. Được biết, đảo Amami Oshima xưa nay vốn nổi tiếng là nơi sản xuất ra nhiều loại lụa thời thượng được nhuộm từ bùn khoáng tự nhiên.
Tại sao người dân lại nhuộm vải từ bùn?
Điều đặc biệt ở phương pháp này là nó chỉ có thể được thực hiện ở đảo Amami chứng không phải bất kỳ nơi nào khác tại Nhật Bản. Mặc dù đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về lịch sử của Dorozome nhưng theo lời từ một thợ nhuộm vải Kanai thì trong quá khứ, triều đình ra lệnh cho người dân ở Amami Oshima phải cống nạp phần lớn vải nhuộm theo quy định mỗi hộ.
Tuy nhiên, nếu họ cống nạp vải cho triều đình thì gia đình và chính bản thân họ sẽ chẳng còn đủ vải để mặc. Vậy nên, họ đã nghĩ ra cách giấu những miếng vải này ở ruộng lúa để không bị bắt mang nộp. Bất ngờ thay, họ nhận ra những miếng vải được giấu ở ruộng lúa nhanh chóng chuyển sang màu đen tuyền. Từ đó, nhuộm vải bằng bùn đã trở thành cách nhuộm phổ biến của dân làng đảo Amami.
Quy trình nhuộm vải bằng bùn
Trước khi bước vào quá trình nhuộm sẽ có rất nhiều bước phải thực hiện với những tấm vải này.
- Bước đầu tiên: Nhuộm cây tảo gai
Việc đầu tiên cần phải làm là thu gom những mẫu cây tảo gai vàng (cây te-chi) ở trên đảo. Sơ chế bằng cách bỏ vài nhánh cây sau đó chặt chúng nhuyễn ra rồi nấu chín trong một nồi đồng lớn. Các thợ nhuộm phải sử dụng rất nhiều cây tảo gai trong bước này.
Để màu ngấm sâu vào vải, nghệ nhân sẽ phải nhào nặn thật kĩ để không thứa vải nào bị thừa ra. Kỹ thuật này tên là “te-chi kisome”. Bước này đòi hỏi sức lực, sự tinh tế cùng kinh nghiệm dày dặn mới có thể thực hiện chuẩn chỉnh được.
Để hoàn thành bước này, vải phải được nhuộm khoảng 30 lần và cuối cùng thì chúng sẽ có màu đỏ rượu khá rực rỡ.
- Bước thứ 2: Nhuộm Dorozome
Bí mật để vải có thể chuyển thành đen tuyền nằm ở cây tảo gai. Lượng axit tannic trong cây tảo gai khi kết hợp với lượng chì trong bùn ở đảo Amami Oshima sẽ biến vải đỏ thành đen. Lý giải cho việc tại sao kỹ thuật này chỉ có thể thực hiện ở Amami Oshima là vì lượng chì trong bùn ruộng lúa ở đây nhiều hơn hẳn nơi khác. Người dân nơi đây gọi màu nhuộm này là quà tặng của mẹ thiên nhiên.
Bùn Amami Oshima có độ mịn và tinh khiết cao hơn các vùng khác. Nhờ chất bùn siêu mịn này mà vải dễ hấp thụ tinh chất để có thể chuyển sang màu đen.
Sau khi vải được nhuộm đen, chúng sẽ được phơi khô và hoàn thành. Quá trình nhuộm cần 30 lần nhuộm màu cây tảo gai và 1 lần nhuộm bùn đen, và tất cả quá trình này cần lặp lại 4 lần (nghĩa là tổng cộng 120 lần nhuộm và phơi để ra thành phẩm cuối cùng). Quá trình kì công này đã khiến những sản phẩm ở đây đạt đến độ mịn màng hoàn hảo. Khăn thổ cẩm Weaving là món đồ không thể thiếu của phụ nữ đảo Amami.
Ngày nay, các thương hiệu thời trang tại Nhật Bản đang không ngừng ứng dụng kỹ thuật này lên các sản phẩm của họ, trong số đó có Visvim, Kakishibu, D1742, Studio D’Artisan…