Kết thúc một triều đại với đầy đủ thăng trầm tại Balenciaga. Giờ đây, Demna đã tìm được cho mình một bến đổ mới tại một trong những nhà mốt danh giá nhất hành tinh. Liệu đây là một cuộc “cải cách” hay là sự “đình trệ”? Đó là một ván cược “được ăn cả ngã về không” của Demna tại triều đại mới của ông tại Gucci.
Tham vọng mới của tập đoàn Kering dành cho Demna
Tập đoàn Kering, chủ sở hữu của hai thương hiệu thời trang đình đám Balenciaga và Gucci đã gây xôn xao dư luận khi bất ngờ công bố quyết định bổ nhiệm Demna vào vị trí GĐST mới của Gucci. Sự thay đổi nhân sự cấp cao này dự kiến có hiệu lực từ đầu tháng 7 năm 2025, đã hoàn toàn xóa tan những đồn đoán trước đó về người kế nhiệm. Sự xuất hiện của Demna được kỳ vọng sẽ mang đến một làn gió sáng tạo mới mẻ, kết hợp hài hòa giữa di sản và tinh thần đương đại, giúp nhà mốt Ý vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.



Theo một báo cáo tình hình kinh doanh của tập đoàn Kering, Gucci cần một chất kích thích mới, được biết rằng doanh thu của Gucci đã giảm 24% trong quý 4 năm 2024 khi mà Sabato De Sarno còn tại vị. Và Demna đến như một vị cứu tinh, người thổi luồng gió mới và gồng gánh con thuyền “Balenciaga” từ doanh thu dưới 400 triệu đô la lên hơn 2,3 tỷ đô la mặc dù có nhiều hoài nghi về khả năng sáng tạo của ông.
Francesca Bellettini, Phó giám đốc điều hành Kering phụ trách Phát triển thương hiệu, cho biết:
“Hiểu biết sâu sắc của Demna về văn hóa đương đại, cùng với kinh nghiệm sâu rộng của anh trong việc hình thành các dự án có tầm nhìn xa, đã đưa anh trở thành một trong những nhà sáng tạo có ảnh hưởng và thành đạt nhất trong thế hệ của mình”
Francesca Bellettini nói tiếp: “Việc Demna được bổ nhiệm làm Giám đốc nghệ thuật là chất xúc tác hoàn hảo để khơi dậy năng lượng sáng tạo của Gucci”. Liệu sự dung hòa của Demna-ism và những di sản của của nhà mốt, có dẫn dắt dẫn dắt Gucci bước vào kỷ nguyên thành công mới!
Gã điên của thời trang hiện đại này đã thay đổi làng mốt thế giới như nào ?
Năm 2009, Demna gia nhập Maison Martin Margiela, nơi anh chịu trách nhiệm về các BST dành cho phụ nữ. Thời gian làm việc tại Maison Margiela đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho anh và cả nhà mốt. Một nhà tuyển dụng của nhà mốt còn mô tả Demna như đứa con tinh thần của Margiela – “SPIRITUAL SON”. Bước sang năm 2013, Demna bước sang Louis Vuitton dưới thời của Marc Jacobs và Nicolas Ghesquière rồi một năm sau, anh cùng với anh trai Guram Gvasalia thành lập thương hiệu Vetements. Chính Vetements đã tên tuổi của NTK gốc Georgia vang danh và chỉ sau đó một năm, Demna trở thành người kế nhiệm cho vị trí giám đốc sáng tạo của Balenciaga thay thế Alexander Wang.



Thật vậy, Demna chia sẻ với Vouge khi làm việc tại nhà mốt Balenciaga: “Đó là nơi tôi thực sự tìm thấy sự bình yên cho bản thân với tư cách là một nhà thiết kế”. Dù tại Vetements – thương hiệu mà ông đồng sáng lập với người anh trai Guram hay ở Balenciaga thì tư duy và phong cách thiết kế của Demna luôn khác biệt hẳn so với phần còn lại. Sự sáng tạo của Demna kết hợp giữa yếu tố “sang trọng” và văn hóa đậm chất “đường phố”.
Cristóbal Balenciaga có câu nói nổi tiếng: “Tôi không thiết kế ra quần áo để cho người đi đường mặc”. Ngược lại với lối tư duy đó, những thiết kế của Demna luôn mang âm hưởng của văn hóa đường phố, những trang phục hằng ngày và những món món đồ quen thuộc.
Ngày từ ban đầu thành lập, Balenciaga đã định vị mình là một thương hiệu “phức tạp, tiên phong, chất lượng cao”. Dù có vẻ điên rồ và kỳ lạ nhưng vẫn luôn có điểm chung trong thiết kế của Cristobal và Demna. Bất chấp định hướng của thương hiệu lúc mới thành lập, Demna không nghĩ vậy! Ông muốn nâng tầm văn hóa đường phố trở thành nguồn cảm hứng lớn cho thời trang cao cấp, bằng những đường may cắt tinh tế.
Chủ nghĩa Demna-isms tại nhà mốt Gucci
Alessandro Michel, rồi Sabato De Sarno… sự rời đi chớp nhoáng của các giám đốc sáng tạo đã khiến Gucci đang dần mất đi định hướng cũng như là vị thế của mình trong địa hạt thời trang. Nếu như dưới thời trị vì của Michele, Gucci hướng đến một hình ảnh là thương hiệu đậm chất maximalism, sau khi nhường ngôi cho De Sarno, Gucci lại “đánh lái” sang một triết lý sáng tạo tập trung vào sự tinh giản và tính ứng dụng cao và bớt đi sự màu mè. Cuộc cải cách tưởng chừng sẽ “chèo kéo” được doanh số đang ụt dần của Gucci, nhưng đó lại là “nước đi” sai lầm dẫn đến sự ra đi không lâu của De Sarno.
Sự “an toàn” trong phong cách của De Sarno, tránh xa những thử nghiệm táo bạo. Định hướng sáng tạo này, dù được đánh giá là tiếp cận theo hướng an toàn, lại bộc lộ sự thiếu hụt trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, đặc biệt là tầng lớp người tiêu dùng trẻ tuổi. Nhóm đối tượng này, với đặc trưng là khao khát những bước tiến đột phá trong lĩnh vực thời trang.




“Mối lương duyên” giữa Demna và Gucci có lẽ vốn đã được an bài từ trước. Chỉ là chúng ta đã quá chưa thể chấp nhận được ngôn ngữ thiết kế của Demna khi dung hoà cùng di sản của Gucci sẽ trông như thế nào thôi! Năm 2021 trong một dự án mang tên “The Hacker Project”, đánh dấu sự kết hợp giữa Demna và Gucci. Khi đó sự đột phá của “New Luxury” đang làm mưa làm gió tại Balenciaga, dung hợp cùng sự xa xỉ của Gucci, đã tạo ra một cú hit và gây ra sự tranh luận trong giới mộ điệu thời trang. Giờ đây đó không còn là cuộc thử nghiệm nào nữa.
Canh bạc “được ăn cả ngã về không”
Nhìn chung, việc bổ nhiệm Demna làm Artistic Director là một canh bạc vô cùng lớn “được ăn cả ngã về không”. Với tình hình hiện tại của Gucci, Demna đến với Gucci, một sẽ đưa Gucci vào thời kì tâm tối và khủng hoảng. Hai là sẽ là “đấng cứu rỗi” thương hiệu khi tình hình kinh doanh lẹt đẹt. Hãy cùng Street Vibe chờ đoán màn ra mắt của Demna tại đế chế Gucci!