Home Trong Nước Góc nhìn Cosplay/Hóa trang: Đừng ngại thể hiện bản thân ở nơi đông người!

Cosplay/Hóa trang: Đừng ngại thể hiện bản thân ở nơi đông người!

0

Việc cosplay/hóa trang thành những nhân vật mình ưu thích không chỉ thể hiện tình yêu của bản thân, cảm giác như trải nghiệm qua cuộc sống vốn bản thân hằng mong ước. Vì thế, không vì lý do gì mà chúng ta không thể hiện những điều đó ở chốn đông người.

Ngày bé, chúng ta thường mơ tưởng trở thành anh hùng, siêu nhân, công chúa hay những người “phi phàm” trên phim ảnh, truyện tranh. Con trai thường mơ đến trở thành Superman, Spiderman, hoặc con gái sẽ mơ đến bản thân sẽ trở thành công chúa, hoặc nữ hoàng. Gần hơn, những tín đồ anime/manga luôn ước muốn trở thành “người hùng” trong lòng họ.

Cosplay/Hóa trang là gì?

Theo định nghĩa từ Wikionary Tiếng Việt, “hóa trang” được định nghĩa rằng “Thay đổi cách ăn mặc khiến người ta không nhận ra mình“. Thế nhưng, định nghĩa này vẫn chưa đủ tính chính xác cho lắm vì thời trang cũng mang đặc điểm tương tự.

Ngoài ra, còn có một cách giải thích khác chính xác hơn theo TS. Nguyễn Thúy Hường: “Hóa trang (trang điểm) là dùng quần áo, son phấn để làm cho vẻ người đẹp hẳn lên. Hóa trang là một nghệ thuật tạo hình, đặc biệt đối với các nhân vật trên sân khấu. Bước chân lên sàn diễn, nếu người diễn viên không hóa trang sẽ làm suy giảm sức truyền cảm đến khán giả, do mang bộ mặt thật ở ngoài đời lên sân khấu. Dưới ánh đèn sân khấu, bộ mặt ấy nhợt nhạt, lạc lõng trong không khí nghệ thuật đang diễn ra. Do đó, dù vai phụ chỉ xuất hiện trên sân khấu trong thời gian ngắn, diễn viên cũng cần phải hóa trang, tô điểm cho khuôn mặt thêm phần sinh sắc, đồng bộ với các nhân vật, đồng thời tôn trọng khán giả.

Ngày nay, khi nhắc đến hóa trang, phần nhiều sẽ nghĩ ngay đến “cosplay”. Cosplay là một từ tiếng Anh do người Nhật sáng tạo ra, là sự kết hợp của “costume” (trang phục) và “role play” (hóa thân), được phát âm là kosupure (コスプレ) ở Nhật. Từ này chỉ việc người hâm mộ các nhân vật trong anime/manga, truyện tranh sách, video games, phim giả tưởng, ca sĩ, quân nhân, nhân vật chính trị,… hóa trang thành nhân vật hư cấu mà họ yêu thích. Những người này được gọi là “cosplayer”, họ tham gia vào các sự kiện, lễ hội liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật có nhân vật giả tưởng được yêu thích, hoặc thậm chí tổ chức sự kiện riêng để biểu diễn. Xa hơn cả thế, Cosplay còn phát triển thành một văn hóa và phong cách sống.

Hiện thực hóa ước mơ làm nàng công chúa

Những ngày qua, các trang mạng xã hội tiếp tục đón nhận những xu hướng mới giữa dòng chảy vội vàng của các thông tin trên Internet. Sau sự nguội lạnh dần của xu hướng giày Thượng Đình/Asian Sports, lần này, cộng đồng mạng được tiếp nhận xu hướng “Hóa trang thành nhân vật cổ tích”. Có thể nói, trào lưu này được các cô nàng hưởng ứng nhiệt tình vì nó hiện thực hóa ước mơ trở thành nàng công chúa trong những câu truyện vào ngày còn thơ bé của họ. Có nàng diện cả bộ đầm xanh như công chúa Lọ Lem bước đi nơi trung tâm thương mại, nàng khác lại thích diện chiếc đầm dài tua rua đi giữa phố. Song, cũng có những cô cá tính hơn hẳn, lựa chọn hóa thành mụ phù thủy.

https://www.tiktok.com/@thuuyenjenabyu/video/7218540773996907802?fbclid=IwAR1cNsGCOcQ9ccT-DPEoZV9zP5OeQoQ2qfMOKK3mYgJhPvEtrVstm6fYM3E&is_from_webapp=1&web_id=7213355447012361729
https://www.tiktok.com/@thudannguyen99/video/7219280109944048923

Thời trang và Hóa trang giống/khác nhau như thế nào?

Điểm giống nhau:

Trước tiên, cần hiểu rõ rằng Thời trang và Hóa trang là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, giữa hai loại hình này vẫn mang một số đặc điểm tương đồng:

  1. Tính chất biểu diễn: Cả thời trang và hóa trang đều là những cách để con người biểu diễn bản thân, thể hiện cá tính, phong cách, và lựa chọn cá nhân của mỗi người. Cả hai đều có thể được sử dụng để tạo ra một diện mạo ngoài độc đáo, nổi bật và gây ấn tượng cho người xung quanh.
  2. Tính chủ quan: Cả thời trang và hóa trang đều dựa trên sở thích, lựa chọn và phong cách riêng của từng người. Không có một quy chuẩn duy nhất cho cả hai, mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân và sự lựa chọn của họ. Cả thời trang và hóa trang đều cho phép con người tự do thể hiện sáng tạo và cá nhân hóa trong cách trang điểm hoặc lựa chọn trang phục.
  3. Sự thay đổi theo thời gian và xu hướng: Cả thời trang và hóa trang đều thay đổi theo thời gian, xu hướng và văn hóa. Có những xu hướng thời trang và hóa trang nổi lên và phổ biến trong một thời điểm nhất định, sau đó có thể thay đổi hoặc đi vào quên lãng. Cả hai đều ảnh hưởng bởi sự phát triển của công nghệ, môi trường xã hội và thị hiếu của mỗi người.
  4. Tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày: Cả thời trang và hóa trang đều có tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Thời trang không chỉ đơn thuần là cách để bảo vệ và che chở cơ thể, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc và tự tin của mỗi người. Tương tự, hóa trang có thể là một phương tiện để biểu đạt cảm xúc, tạo sự tự tin và tăng thêm niềm vui cho người sử dụng.
  5. Được ứng dụng trong các dịp đặc biệt: Cả thời trang và hóa trang thường được ứng dụng trong các dịp đặc biệt như tiệc tùng, lễ hội, sự kiện nghệ thuật hoặc biểu diễn trên sân.

Còn điểm khác nhau?

Mặc dù cùng liên quan đến cách thức để trang hoàng bề ngoài của con người, tuy nhiên, thời trang và cosplay/hóa trang lại có nhiều điểm khác biệt về bản chất, mục đích sử dụng, cách thực hiện, và tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Thời trang là cách con người lựa chọn trang phục, phụ kiện, màu sắc, kiểu dáng để tạo ra một diện mạo ngoài hấp dẫn, thể hiện cá tính, thị hiếu và phong cách riêng của mỗi người. Thời trang có thể thay đổi theo thời gian, địa điểm, văn hóa, xu hướng và sở thích của từng người. Thời trang không chỉ đơn thuần là cách để bảo vệ và che chở cơ thể, mà còn là một phương tiện để thể hiện bản thân, giao tiếp, tương tác với xã hội và thể hiện địa vị, đẳng cấp, sự tự tin của cá nhân.

Hóa trang là quá trình sử dụng các sản phẩm trang điểm, mỹ phẩm, công nghệ trang điểm để thay đổi diện mạo của một người, tạo nên một hình ảnh, một nhân vật hoàn toàn mới, thường là trong các dịp đặc biệt như tiệc tùng, lễ hội, sự kiện nghệ thuật hoặc biểu diễn trên sân khấu. Hóa trang có thể là một phần của công việc nghệ sĩ trang điểm chuyên nghiệp, hoặc đơn giản là sở thích cá nhân của mỗi người trong việc biến đổi diện mạo của mình để thực hiện vai trò, nhân vật hoặc hoàn cảnh khác nhau.

Có phải cộng đồng mạng đang quá “khắt khe”?

Khi xu hướng “Hóa trang thành công chúa” đang diễn ra sôi nổi trên TikTok; như bao trào lưu khác, luôn sẽ có hai luồng quan điểm được nêu ra. Một số người vô cùng ủng hộ, thích thú và quan tâm đến xu hướng này. Họ hết lời khen những người sáng tạo nội dung dám mang một chiếc đầm cồng kềnh để đi đến nơi đông người, “lăn xả hết mình” để cosplay/hóa thân thành công chúa. Họ đồng thời những người sáng tạo nội dung thật xinh đẹp hay đáng yêu khi tham gia trào lưu.

Song, cũng có một số ý kiến cho rằng trào lưu này khiến họ cảm thấy khó chịu. Số đông tuy ngược xu hướng mạnh dạn chia sẻ quan điểm rằng đây là một trào lưu “ố dề” khi mặc nó ở nơi đông người hay không sợ thời tiết nóng nực. Một số khác cũng hiểu sai khái niệm rằng đây là thời trang, mà đã là thời trang thì không được rườm rà như vậy.

Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng đây là trào lưu cosplay/hóa trang – không phải thời trang. Những người dám tham gia xu hướng này, họ có cả một ekip đi cùng để phục vụ cho việc chụp ảnh hay ghi hình. Họ cũng chỉ diện bộ đầm công chúa trong quá trình thực hiện với mục đích tạo ra nội dung. Điều này cũng tương tự như việc một diễn viên hóa trang thành nhân vật mà họ diễn xuất trên phim trường hay bối cảnh thực tế theo cảnh quay. Vì thật tệ, chưa chắc những người này sẽ diện bộ đầm công chúa như một bộ trang phục thường ngày.

Suy cho cùng, đây là một xu hướng vừa mang tính giải trí, vừa là cơ hội để các nàng được thỏa mãn ước mơ trở thành nàng công chúa. Người xem cần hiểu rõ rằng đây là “hóa trang” – không phải hóa trang. Mọi suy nghĩ hiểu lầm về xu hướng này đến từ việc người xem chưa đủ tinh tường trong việc hai loại hình này.

Bên cạnh đó, trong giới thời trang, không thiếu những cá nhân đang kết hợp hai loại hình này cùng nhau. Cụ thể, họ lấy nguồn cảm hứng từ những nhân vật anime/manga để tạo nên chất xúc tác cho bộ trang phục của họ. Về bản chất, có thể xem đây là một sự kết hợp giữa cả thời trang và hóa trang với nhau, xóa nhòa khoảng cách giữa hai loại hình này.

No comments

Leave a reply Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version