Coco Chanel: Những vết xước phía sau một tượng đài

0

Bạn có bao giờ thắc mắc Coco Chanel là ai và tại sao bà được ca tụng như một biểu tượng của làng thời trang? Hãy để Street Vibe giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Coco Chanel, tên thật Gabrielle Bonheur Chanel, là một nhà tạo mẫu người Pháp. Bà là người sáng lập thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng Chanel. Bà còn đi đầu trong việc khai phá nền công nghiệp thời trang, tạo ra những thiết kế mang tính biểu tượng và giương cao tinh thần nữ quyền thông qua các thiết kế đi trước thời đại. Nhưng đâu ai biết rằng đằng sau ánh hào quang ấy lại là một tuổi thơ cơ cực cùng những chuyện tình đầy đau thương.

coco chanel

Góc khuất của một tượng đài

Gabrielle Bonheur Chanel sinh ngày 19/8/1883 tại Pháp – vùng đất nuôi dưỡng những tài năng kiệt xuất của ngành công nghiệp thời trang thế giới. Ai trong trong chúng ta đều sở hữu những “câu chuyện”, điều đó khiến con người chúng ta khác biệt giữa các cá thể khác. Và đối với Chanel không có câu chuyện cổ tích nào cả, quá khứ của Chanel là một tấn bi kịch, đi từ bi kịch này; đến đau khổ khác. Khởi điểm của “câu chuyện cuộc đời”, Chanel đã phải từ giã người mẹ ở độ tuổi 12 vì căn bệnh viêm phế quản, bị cha ruột từ bỏ, gửi vào trại mồ côi mà không hề luyến tiếc.

“Tận cùng của bi kịch chính là hy vọng, tận cùng của đau khổ chính là tự do”

Cô nhi viện nơi ấy vừa là nơi chôn vùi tình yêu dành cho người cha nhưng cũng vừa là tiền đề cho sự nghiệp của Chanel sau này.  Tại đây, cô học được các nữ tu dạy cách may vá, hai màu đen trắng đã khắc sâu vào tâm tưởng, truyền cảm hứng cho Chanel rất nhiều, hai màu sắc tưởng chừng đơn giản đã được Chanel biến tấu trở thành hai gam màu kinh điển, đồng hành cùng Chanel suốt khoảng thời gian sự nghiệp sau này.

coco chanel

Tài năng được phơi bày

Một con chim chỉ thật sự vung hết sải cánh khi được tự do và Chanel cũng như thế. Thời điểm 18 tuổi khi cô đặt chân rời khỏi cô nhi viện cũng chính là lúc Chanel cũ chết đi, tái sinh dưới danh nghĩa mới, người ấy thường được gọi là Coco Chanel.

Chanel kiếm sống với danh nghĩa ca sĩ bán thời gian cho một quán rượu – nơi mà cánh đàn ông thời đó hay lui đến, hát ở một quán bar như thế thì còn gì tuyệt vời bằng. Tuy giọng hát không nổi bật, nhưng nhờ vào ngoại hình trên mức trung bình cùng kiến thức thời trang sâu rộng, bà luôn xuất hiện trước đám đông một cách khác lạ. Chanel tỏa sáng tựa như đóa hoa trà mang theo tuyên ngôn phong cách mà Chanel yêu thích giữa các loài hoa khác.

coco chanel

Sự mới mẻ ấy đã giúp bà nổi bật, thu hút sự chú ý của cánh đàn ông, trong đó có tình đầu của bà – Étienne Balsan – một người đàn ông lãng mạn thuộc tầng lớp tiền cũ, thừa hưởng khối gia sản kếch xù đến từ gia tộc có tiếng trong ngành dệt may. Ông cũng là người nắm tay, dìu dắt Chanel bước vào đại lộ của giới quý tộc, điều mà cả đời Chanel cũng không dám mơ đến. 

Coco Chanel và mối tình chóng vánh

House of Chanel ra đời năm 1990, tiền thân là một cửa hàng nhỏ số 160 đại lộ Malesherbes, cũng là căn hộ của căn hộ của thương nhân Étienne Balsan. Đây là nơi lui tới thường xuyên của những người đi săn hoặc chơi thể thao thuộc giới quý tộc, chính điều này đã tạo cơ hội cho Chanel được gặp gỡ những người tình của họ, những tín đồ thời trang đích thực.

Đồng thời, những người đàn ông giàu chẳng hề tiết tiền cho các cô gái của họ, Chanel có thể bán những chiếc mũ do mình thiết kế cho các cô nàng ấy mà không cần phụ thuộc chính quá nhiều vào người tình. Tình yêu bà trao cho ông còn hơn một người tình thông thường mà hơn thế nữa, Chanel xem Balson như ân nhân của mình, người đã dìu dắt bà trong những ngày đầu sự nghiệp. Từ bao giờ bà đã yêu Balson một cách sâu đậm, chỉ cần lời tỏ tình thốt ra, bà nguyện sẽ trở thành vợ của ông mà không một chút đắn đo. 

coco chanel

Tuy nhiên, chuyện tình này không “cổ tích” như cô nghĩ, tình cảm cô dành cho Balson là quá nhiều nhưng ông lại xem cô là một người tình đúng nghĩa và ông chỉ muốn giữ Chanel bên cạnh mình mãi mãi, ông xem cô như một loài hoa lạ và ông muốn sở hữu bên mình hơn là một người vợ. Chanel chờ đợi lời cầu hôm suốt 2 năm liền trước khi nhận ra sự thật. Cuộc sống giàu có nhàm chán cùng sự thật vỡ lẽ đã khiến bà nhận ra bản thân phải tập trung nhiều hơn cho đam mê của mình và rồi một Arthur – người đàn ông khác lại bước vào và thay đổi cuộc đời Chanel.

Lời từ biệt trong nước mắt

Thuyền trưởng Arthur “Boy” Capel bước vào đời Chanel một cách tình cờ. Ông là bạn thân của Balson và hay lui tới dinh thự của bạn mình, tại đây hai tâm hồn đồng điệu gặp gỡ. Chàng thuyền trưởng không chỉ khuyến khích Chanel bước ra khỏi vùng an toàn mà còn là chỗ dựa cho bà chinh phục ngành công nghiệp thời trang rộng lớn ngoài kia. Nếu với Balsan, bà chỉ là một đóa hoa lạ chỉ để giữ bên mình thì bên Arthur, Chanel được là chính mình, được tôn trọng, được yêu, được sống với đam mê.

coco chanel
Arthur “Boy” Capel

Chàng thuyền trưởng còn là một người bạn, người đầu tư cho Chanel phát triển thương hiệu, nhưng ông cũng thậm chí chả bao giờ coi Chanel như một người yêu, ông kết hôn với Diana Wyndham – con gái của một vị lãnh chúa, ông xem cô như một tri kỉ. Còn Chanel đã mặc định xem ông như một người tình. Mối quan hệ này kéo dài 9 năm cho đến khi nó bị cắt đứt bởi cái chết của Arthur trong một vụ tai nạn, cả thế giới như sụp đổ trước mắt Chanel, bà bộc bạch:

“ Tôi đã đánh mất tất cả khi không còn Capel. Anh ấy để lại trong tim tôi một khoảng trống quá lớn, thậm chí thời gian cũng không thể nào lấp đầy“

Khi “Boy” qua đời, bà dần lao đầu vào công việc để lãng tránh đi cảm xúc của mình, dần dần thời gian đã khiến bà hồi phục. Từ “boy” được đưa và chiếc túi Chanel Boy trứ danh ra mắt năm 2011, hay dòng nước hoa Boy Chanel được giới thiệu vào năm 2016 như một cách tưởng nhớ đến người tình của bà.

Coco Chanel từ đó đã học được cách yêu bản thân hơn, cá tính của bà bộc lộ rõ ràng qua các thiết kế, nó có chút gì đó của Balson như cũng có chút gì đó rất Arthur, những người tình từng lướt qua cuộc đời bà đều đọng lại trong bà những kí ức đáng nhớ. Và chính nó đã khiến Chanel ngày một trưởng thành, bà đem những ký ức ấy vào thiết kế để phơi bày câu chuyện của riêng mình cho công chúng, mất mác, đau thương đôi khi là chất xúc tác tốt nhất để ta học cách yêu bản thân và can đảm hơn.

coco chanel

Cuộc cách mạng mang tên Chanel

Tài năng của Coco Chanel đã tạo ra cuộc cách mạng thời trang, ảnh hưởng bởi chàng tình nhân ngày trước nên bà mang trong mình một tinh thần của “boy”, luôn thích khám phá và chinh phục những thứ mới lạ. Bà tạo ra tiền đề của ngành thời trang mà chưa một nhà thiết kế nào trước đó dám nghĩ tới, bà phá bỏ những quy chuẩn vốn có mà biến hóa nó thành quy chuẩn mang tinh thần của một người yêu thời trang. Những kiệt tác do bà tạo ra có sức ảnh hưởng to lớn với giới mộ điệu và thay đổi toàn bộ nền công nghiệp thời trang thế giới – “Đó không chỉ đơn thuần là thời trang, đó là một cuộc cách mạng”.

Little Black Dress – Tuyên ngôn thời đại của phụ nữ

Little Black Dress ra đời trong không khí tang tóc hậu thế chiến thứ Nhất. Lúc bấy giờ, màu đen vốn đại diện cho sự u buồn, thường được sử dụng trong các tang lễ như cái cách những người ở lại thể hiện sự tiếc thương dành cho người đã khuất, từ bao giờ màu đen đã khắc sâu trong tâm tưởng với cái danh màu của cái chết và sự chia ly, nhưng rồi cũng có lúc sắc đen đau thương này trở mình thành màu đại diện cho sự quyền lực, quyến rũ của phái nữ.

Chiếc váy đen ra đời như phá bỏ mọi khuôn khổ, rào cản của người phụ nữ, khi trang phục của họ luôn phải thay đổi tùy theo hoàn cảnh, sự rườm rà, nặng nề của trang phục đòi hỏi họ phải có những người giúp đỡ khi thay xiêm y, những bộ cánh ấy phần nào đã mô hình chung giới hạn phái nữ với xã hội.

Little Black Dress ra đời, nó như một bệ phóng cho phái nữ tìm đến tự do, chiếc váy đơn giản nhưng chẳng hề nhàm chán. Sự đơn giản ấy được Chanel nâng lên trở thành kinh điển. Little Black Dress có thể được diện trong mọi hoàn cảnh nhưng vẫn hợp mốt, dù bình dân hay giàu có, ai cũng có thể sở hữu chiếc váy này khiến Little Black Dress gắn liền với cái tên “đồng phục của phái nữ”, nó là tuyên ngôn của nữ quyền, một tuyên ngôn đầy “tính nữ”, không đao to búa lớn mà lại cực kỳ tinh tế. 

Chanel và chiếc quần âu

“Bộ suit là áo giáp của người đàn ông, chiếc váy phồng là đôi cánh của người phụ nữ”

Quan điểm cố hữu trên như ăn vào tiềm thức của người dân và họ xem đó như một chuẩn mực của xã hội, sự gò bó ấy khiến một người nổi loạn như Chanel khó chịu, bà lựa chọn quần âu như cách bà thể hiện cá tính ưa tự do của mình, khác lạ giữa những người phụ nữ thời đó ưa chuộng những chiếc váy, bà tự tin diện quần áo của bạn trai nếu có dịp, đây là cách Chanel ngầm thể hiện ý chí nữ quyền của mình trước thời đại.

Khi thế chiến thứ nhất nổ ra vào 1914, những chiếc váy phồng dần bị thay thế bởi những chiếc quần âu vì tính ứng dụng trong việc di chuyển và lao động trong các công xưởng. Thấu hiểu những khao khát đó của thời đại, những thiết kế quần âu dành cho phái nữ đã ra đời. Tuyên ngôn nữ quyền không chỉ bộc lộ bằng lời nói hay hành động, Coco Chanel gửi gắm tư tưởng ấy hòa trộn vào trong các thiết kế,  các thiết kế của Chanel đắm mình trong khao khát tự do của thời đại. 

Khi một sản phẩm mang trong mình một sứ mệnh, nó sẽ là công cụ để nhà thiết kế thực hiện cuộc cách mạng của riêng họ, nó vừa là đam mê thời trang vừa là tiếng nói của người tạo tác nên nó trước công chúng, và quần âu được Chanel tạo ra cũng có sứ mệnh như thế.

Tác giả bài viết: Bảo Lân

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here