Birdybag đạo nhái form dép từ URBAN Monkey$: Ăn cắp chất xám hay lỗi từ xưởng gia công?

0

“Vụ án” form dép của URBAN Monkey$ bị Birdybag đạo nhái là câu chuyện hot nhất những ngày gần đây với hàng trăm tranh cãi, hiểu lầm lẫn nhau và liệu câu trả lời nào thoả đáng vụ việc này?

Mọi chuyện bắt đầu từ bài đăng của thương URBAN Monkey$ vào lúc 11:03 ngày 24/6/2020. Ở bài viết, UM đã tố cáo thương hiệu Birdybag dùng mẫu dép slipper có form giống của mình. Nhìn sơ qua thiết kế của Birdy, ta có thể thấy thiết kế đó giống của UM lên đến 80%. Có chăng, Birdy chịu khó “sáng tạo” thêm tí họa tiết logo được in chìm ở quai. Và cũng thay đổi logo thành tên thương hiệu của mình nhưng nhìn kỹ lại thấy tương đồng với một brand khác.

Bài viết URBAN Monkeys tố cáo Birdybag. Click vào để xem thêm về bài viết:

Sau khi tố cáo của UM được đăng lên, bên cạnh những ý kiến ủng hộ việc làm này, lại có một vài ý kiến bảo rằng có chăng các thương hiệu chỉ đang xài form chung. Và tất nhiên, để bảo vệ bản quyền cũng như chất xám của mình, chưa đầy 24h sau đó, UM đã chia sẻ ngay những bài viết về quá trình phát triển ý tưởng, hoàn thành sản phẩm của mình. Một “cú” tố cáo với đầy đủ lý lẽ đến mức thương hiệu bị tố cáo vẫn còn đang loay hoay tìm cách giải quyết vấn đề.

Nói đúng hơn, về phía Birdy, thương hiệu này có vẻ đã lên tiếng nhưng không lâu sau đó đã xóa các bài viết của mình. Chính hành động ỡm ờ này khiến các tín đồ thời trang đặt câu hỏi: Phải chăng họ đang chọn cách im lặng cho qua “cơn bão tố”?

Dành cho những bạn chưa nắm rõ sự việc có thể theo dõi kỹ hơn thì đây là bài viết đầu tiên về quá trình phát triển thiết kế của UM. Click vào để xem bài viết:

Trong hình ảnh có thể có: giày

Bài viết thứ 2 chia sẻ thêm về quá trình phát triển thiết kế. Click vào để xem kỹ bài viết

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang ngồi
Trong hình ảnh có thể có: giày và ngoài trời

Bài viết URBAN Monkey$ gửi lời xin lỗi và cảm ơn đến những khách hàng của thương hiệu. Click vào để xem bài viết.

Trong hình ảnh có thể có: trong nhà

Các bạn có thể xem chi tiết toàn bộ sự việc tại page của URBAN Monkey$. Click vào đây để nắm rõ tình hình hơn.

Đọc đến đây có lẽ bạn sẽ hơi hoang mang, vậy thì rốt cuộc Birdybag thật sự đạo nhái ý tưởng, hay đã mượn ý tưởng xào nấu hay tệ hơn là bị các xưởng gia công “ép buộc” tội vạ đạo nhái cho mình? Streetvibe có những phân tích nhất định giúp bạn hiểu rõ hơn quan điểm của chúng mình qua câu chuyện này!

Birdybag “copy paste” hay mượn ý tưởng xào nấu?

Chuyện sản phẩm này giống sản phẩm nọ trong ngành công nghiệp thời trang vốn không phải điều hiếm thấy. Hay nói đúng hơn đây là vấn đề muôn thuở không có hồi kết đang diễn ra ở cả các nước trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Nếu đào sâu và chi tiết hơn, ngay chính vấn đề cố tình đạo nhái hay vô tình trùng lập ý tưởng cũng đã có rất nhiều mặt khác nhau của nó.

NTK Đỗ Mạnh Cường từng cho rằng bản chất của thời trang là sáng tạo dựa trên những nền tảng cơ bản sẵn có. Nói đúng hơn thời trang giống như vòng tuần hoàn, những cái mới rồi sẽ thành cái cũ và ngược lại. Trong số đó, có rất nhiều sự sáng tạo được xem như “bức phá” vượt ra xa khỏi chu kỳ, là tạo ra một thiết kế, xu hướng mang tính đột phá, vượt qua khỏi vòng luân hồi thời trang. Hoặc đôi khi, dựa vào những cái có sẵn, xem đó như nguồn cảm hứng để phát triển thành cái mới mà vẫn giữ đúng bản chất của các thiết kế ban đầu.

trainspotting style inspiration
Đồng phục của nữ sinh Anh Quốc chính là nguồn cảm cho BST Gucci Resort 2016

Nói đi cũng phải nói lại, ranh giới giữa đạo nhái và lấy cảm hứng mong manh như một sợi chỉ mà chỉ cần các nhà thiết kế, các thương hiệu chưa hiểu đã vội làm đều có thể bị tố cáo, kết tội bất cứ lúc nào. Ngay cả trên thế giới, một đế chế fast fashion vẫn luôn tồn tại với lối mượn ý tưởng xào nấu thành của mình. Nhưng rồi vẫn có rất nhiều thương hiệu thật sự sao chép ý tưởng gốc, đôi khi là lười biếng trong thiết kế rồi thêm logo, thêm tag tung ra thị trường nhằm mục đích lợi nhuận. Vậy mà vẫn ngang nhiên lấy cớ rằng “vô tình trùng lập ý tưởng” hay “lấy cảm hứng” để ngụy biện, che lấp cái sai của mình. Và điều đó khiến một số người không am hiểu quá nhiều về thời trang đã đánh đồng rằng “Thế có khác gì fast fashion không?” khi cũng là mượn chép ý tưởng?

Khác lắm! Khác rất nhiều! Một bên là “copy paste” thấy rõ, một bên là xào nấu, thêm mắm dặm muối các ý tưởng thiết kế, sao có thể đánh đồng chúng! Chẳng qua, với lương tâm nghề nghiệp, chọn bán sản phẩm tốt hay bán các bao biện của chính mình còn tuỳ vào quyết định của các nhà thiết kế lẫn thương hiệu.

Zara luôn được người đời “ca ngợi” là “Ông chúa đạo nhái”

Như ở câu chuyện của URBAN Monkey$, họ đã chứng minh được form đôi slipper đó do chính mình làm nên. Họ đã bỏ ra 12 tháng để lên ý tưởng và phát triển chi tiết thiết kế, trải qua nhiều công đoạn từ khi chúng chỉ nằm trên giấy đến lúc thành phẩm hoàn chỉnh như bây giờ. Đó chính là công sức, chất xám và cả tiền bạc họ đã bỏ ra nên họ càng nâng niu, quý trọng nó.

Và nếu Birdybag đã quá lười biếng, tạo ra một sản phẩm giống bản gốc đến 80% như vậy thì rõ ràng đó là một điều đáng lên án, kể cả là xào nấu thì cũng đâu ai muốn dành lời khen cho fast fashion hay mô hình mượn ý tưởng vẫn giống đến mấy mươi phần trăm đúng không?

Dưới góc độ này, Streetvibe có hơn 90% tin rằng Birdybag chọn cách copy paste vì…muốn thế! Chỉ việc thêm thắt một vài chi tiết đã mong có thể “lái” sản phẩm thành “xào nấu” trong ngành thời trang mà không biết rằng, phàm ở đời đã là sản phẩm độc quyền thì muốn kiện khi nào chẳng được, quan trọng là muốn hay không.

Hay thật sự nguyên do đến từ các xưởng gia công?

Một số thuyết âm mưu cho rằng, phần lỗi cũng có thể đến từ nhà xưởng. Cụ thể hơn, một số xưởng gia công tại Việt Nam thường dùng các khuôn mẫu từ thương hiệu này để chào mời cho thương hiệu khác. Và chuyện này vốn đã thường xuyên âm thầm diễn ra, xuất phát từ việc mưu cầu lợi nhuận cho chính mình mà các xương gia công đã không tôn trọng thiết kế của thương hiệu gốc.

Để rồi khi thương hiệu khác tìm đến và đặt một sản phẩm giống hệt như thế và mọi chuyện vỡ lở, người chịu thiệt nhất vẫn là người bị đánh cắp chất xám lẫn người “mua” chất xám mà hoàn toàn không hề biết mình đã bất đắc dĩ rơi vào tình huống không mong muốn. Tất cả chỉ ở vấn đề lợi nhuận và coi thường chất xám của các nhà xưởng mà nhiều thương hiệu phải cay đắng nhìn thiết kế của mình bị “xào nấu” lại.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, URBAN Monkey$ thật sự dùng form của chính họ phát triển nên HOÀN TOÀN không có chuyện cả hai brand đều dùng chung một form từ xưởng. Làm thế nào UM lại chấp nhận để form dép của mình cho xưởng gia công quản lý và đem chúng kinh doanh lung tung? Làm thế nào một thương hiệu có thể xem nhẹ giá trị chất xám của mình đến mức đã hoàn tất thành phẩm thì xưởng gia công muốn làm gì với chúng cũng được? Streetvibe nghĩ rằng hợp đồng, giấy cam kết, vân…vân…được thành lập không phải để…cho vui. Và nếu thật sự có chuyện như thế, ắt Birdybag đã phải mạng miệng và giải quyết đến cùng thay vì ngồi yên chờ chuyện lắng xuống!

Trong hình ảnh có thể có: giày

Hiện tại, ở phía Birdybag đã xóa những lời biện hộ, giải thích trước đó mà chọn cách im lặng . Đồng nghĩa với việc phủ nhận gián tiếp và tránh né dư luận. Để rồi khi dư luận dần yếu, liệu họ vẫn tiếp tục buôn bán, chạy quảng cáo sản phẩm slipper đó khắp nơi và vẫn thu về lợi nhuận từ nó, mặc kệ đó chính là cả công sức từ URBAN Monkey$ hay không? Chúng ta phải chờ xem mới biết được.

Update mới nhất 26/6 là họ đã ghi note xin lỗi : Link . Mong rằng họ hiểu sai và không làm như vậy nữa

Cuối cùng thì, câu trả lời vẫn nằm ở quyết định của mỗi người. Nhưng với những gì được bày ra, hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho mình rồi chứ?

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here