Home Lifestyle Beatbox: Một trong năm “trụ cột” quan trọng của văn hóa Hip...

Beatbox: Một trong năm “trụ cột” quan trọng của văn hóa Hip Hop

0

Cho đến khi văn hóa Hip Hop bắt đầu hình thành tại miền Đông thành phố New York, cộng đồng đường phố nơi đây đã tạo nên một “nguyên tố” âm thanh nghệ thuật mang tên Beatbox.

Ở Việt Nam, beatbox cũng khá phát triển nhưng hầu như chỉ phổ biến ở các thành phố lớn. Những người đầu tiên đưa Beatbox vào nước ta có thể kể đến như MK, Tùng Kon, Hùng Ka, Loe, Linh C,…. đều là những “tay to” trong bộ môn nghệ thuật này. Riêng trên thế giới, những cái tên như Eklips, Robeat, KillaKela, Joel Turner, Roxorloop,… được cộng đánh giá như những bậc cao thủ kỳ tài. Âm vang “bụp-bụp-chát-chát” không chỉ đơn giản là những âm thanh phát ra từ miệng, đằng sau chúng còn chứa đựng một tinh thần văn hóa Hip Hop lâu đời.

Beatbox: Không chỉ là thanh âm từ miệng

Beatbox (hay beatboxing) là một loại hình nghệ thuật biểu diễn mà trong đó những người nghệ sĩ biểu diễn (beatboxer) dùng những âm thanh phát ra từ miệng và giọng của mình để tạo nên các âm thanh khác nhau như tiếng chà đĩa (scratching), tiếng trống, giọng của robot… Nói cách khác: họ có thể tạo ra nhịp trống, nhịp điệu và âm thanh bằng miệng, môi, lưỡi, họng, mũi. Nếu dịch từ tiếng Anh ra, “beat” có nghĩa là nhịp, box có nghĩa là chiếc hộp – ở đây chỉ âm thanh phát ra từ hộp giống như trống hoặc có thể coi khoang miệng của chúng ta là hộp. Đối với nghệ thuật Beatbox, người nghệ sĩ biểu diễn chỉ cần một chiếc micro là đã có thể tự tạo ra cả một dàn âm thanh sân khấu hoành tráng.

Ngoài tên gọi Beatbox, bộ môn nghệ thuật còn được nhắc đến với tên gọi khác như Vocal Percussion và Multi Vocalism. Thuật ngữ Vocal Percussion còn được biết đến là bộ gõ bằng giọng. Ngoài ra, từ “vocal” được nhắc đến ở đây có thể hiểu là một thuật ngữ dùng cho ban nhạc acappella và rockcapella. Còn đối với Multi vocalism, thuật ngữ này được nhắc đến như học thuyết đa âm thanh. Nhìn chung, thuật ngữ này cũng có ý nghĩa như Vocal percussion và beatbox. Tuy nhiên, hàm nghĩa của từ này sẽ rộng hơn, bao gồm cả hoạt động hát và các loại hình thanh nhạc khác

“Tam hoàng” của Beatbox vào thập niên 80

“Human Beatbox” trong Hip-hop bắt nguồn từ những năm 80 của thế kỷ trước với những người tiên phong đó là Doug E.Fresh – người đầu tiên tự xưng danh hiệu này. Riêng Swifty – người đầu tiên thực hiện kỹ thuật âm thanh inhale và Buffy – người đã giúp hoàn thiện kỹ thuật beatboxing.

Bên cạnh đó còn có Buffy từ Fat Boys, Wise (Stetsasonic) và Biz Markie, họ đều là những huyền thoại đưa Beatbox. Sau này, để Beatbox được phát triển và hồi sinh thì phải kể đến Rahzel, Kenny Muhammad hay Matisyahu,… những người đã thúc đẩy các hình thức nghệ thuật này đến toàn thế giới…. Michael Jackson cũng đã từng đưa Beatbox qua một số bài hát của mình, phổ biến nhất là Billie Jean.

Những Beatboxer nổi tiếng tại Việt Nam là ai?

1. Trung Bao

Beatboxer Trung Bao là chàng trai mảnh khảnh 26 tuổi sớm nổi tiếng thế giới khi trở thành người Việt đầu tiên vô địch giải đấu solo World Beatbox Camp 2017. Bên cạnh giải thưởng kể trên, Nguyễn Bảo Trung còn liên tục giành được các giải thưởng danh giá trên thế giới như giải nhì beatbox Hoa Kỳ 2016, Top 4 giải Beatbox Grand Beatbox Battle 2017 hay giải nhất Lion City Beatbox Battle 2017. Với các giải thưởng này, anh đã khẳng định tài năng của người Việt Nam với “sân chơi” beatbox trên toàn thế giới.

2/ Thái Sơn

Trước khi “lên ngôi” ở Asia Beatbox Championship 2018, Thái Sơn từng là Á quân mùa giải 2017, Top 8 Loopstation giải thế giới (Grand Beatbox 2018), Vô địch Omo’s Got Talent, Huy chương vàng Music Talent 2011, đại diện Việt Nam giao lưu tại Asia’s Got Talent… Anh cũng là khách mời các chương trình và gameshow lớn của Việt Nam như: Ca sĩ giấu mặt, Hòa âm Ánh sáng, Sao Mai điểm hẹn, Cặp đôi hoàn hảo, Vietnam’s Got Talent…

3/ VOLTAK

VOLTAK (Lê Hoàng Nam) là một trong những nghệ sĩ beatbox Việt hiếm hoi đã chứng minh được năng lực của mình trên cả đấu trường trong nước và quốc tế khi giật giải quán quân tại “Vietnam Beatbox Champion” năm 2008. Đồng thời, anh vinh dự trở thành khách mời cho chương trình “Australia Beatbox Championship” danh giá.

Anh nổi tiếng trên mạng xã hội vì những video beatbox ngẫu hứng ở Úc và được đông đảo người nghe yêu thích. Từ đường phố, “bãi sau” festival đến tàu điện ngầm ở Sydney… nơi đâu cũng có thể là “sân khấu” của chàng nghệ sĩ đường phố này.

4/ MK aka MINH KIÊN

Minh Kiên được biết đến là gương mặt Beatboxer thân quen và nhận được nhiều tình cảm yêu mến của các bạn trẻ Việt Nam. Anh cũng được xem là một trong những người tiên phong trong trao lưu Beatbox tại Việt Nam và được cộng đồng công nhận “Beatboxer số 1 Việt Nam”. Đến nay, không chỉ hoạt động trong vai trò một Beatboxer mà anh còn đảm nhận công việc một ca sĩ, dancer.

Trên đây, chỉ là một số nghệ sĩ nổi trội trong cộng đồng Beatbox tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng còn rất nhiều các nghệ sĩ khác đang rất thành công và phát triển trên con đường tạo ra những âm thanh bắt tai thông qua “chiếc hộp” của họ.

Sự đa dạng và “hòa âm” của Beatbox

1. Beatbox kết hợp với dân ca quan họ

Đúng vậy, bạn không nghe lầm đâu! Tưởng chừng bộ môn nghệ thuật đường phố này khác xa với làn điệu dân ca quan họ. Nhưng nếu biết “điều chỉnh” thì chúng sẽ “over hợp”. Đêm nhạc Nam Nhi là nơi đã diễn ra sự kết hợp độc đáo giữa những tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc của nghệ sỹ Ngô Hồng Quang cùng một số ca khúc quan họ Bắc Ninh nằm trong abum mới nhất của anh. Bằng hình thức độc tấu, song tấu, cùng với ngũ tấu đàn dây, Ngô Hồng Quang và beatboxer tài năng Trung Bảo đã mang đến cho khán giả một không gian đậm chất Việt Nam được pha trộn giữ tinh thần truyền thống và cái chất đường phố của hai trường phái âm thanh.

2/ Kinh phật kết hợp cùng Beatbox

Thiền sư Nhật Bản Yogetsu Akasaka kết hợp tụng kinh Phật với beatbox. Tờ South China Morning Post cho biết thiền sư Nhật Bản Yogetsu Akasaka (37 tuổi) sử dụng kỹ năng beatbox cùng với các phương tiện kỹ thuật, tạo ra âm thanh đầy sáng tạo trong lúc.. tụng kinh. Yogetsu Akasaka đã biểu diễn trước nhiều người, đưa âm nhạc được sáng tạo mang đậm màu sắc tâm linh riêng của mình vào lễ hội âm nhạc, các sự kiện… Dù hiện tại dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thiền định và các hoạt động tôn giáo, nhưng nhà sư “Thích Bít – Bốc” vẫn luyện tập kĩ năng beatbox mỗi ngày.

3/ Beatbox + Hát xẩm

Một minh chứng khác cho thấy, Beatbox là một loại nghệ thuật âm nhạc đa dạng và dễ thích nghi. Chỉ cần bạn tìm được điểm chung giữa các loại hình nghệ thuật khác nhau, “giao điểm” này sẽ tạo nên một tác phẩm thăng hoa giữa các người nghệ sĩ. Các nghệ sĩ hát xẩm đã kết hợp với beatboxer Minh Kiến cùng vũ công hiphop MK tạo nên một bài hát “Dứa dại không gai” đầy lạ lẫm và thú vị. Dù được khán giả nhiệt tình đón nhận nhưng phần xẩm đương đại kết hợp với loại hình nghệ thuật trẻ này cũng khiến ekip thực hiện lo lắng, nhất là trong chương trình đậm chất dân gian như thế này.

No comments

Leave a reply Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version