BadRabbit Club bị “Pháp sư Trung Hoa” ăn cắp thiết kế – Nên vui hay buồn?

0

Các hình in đặc trưng của BadRabbit Club bỗng nhiên xuất hiện trên thiết kế đến từ thương hiệu N* khá nổi tiếng tại Trung Quốc. Đây là điều nên vui hay buồn với một Local Brand Việt?

Mẫu áo của Bad Rabbit Club và thương hiệu N* từ Trung Quốc

Chuyện gì đã diễn ra với BadRabbit Club?

Gần đây, trên mạng xã hội nổi lên vụ việc một brand khá lớn đến từ Trung Quốc có tên N* đã ngang nhiên ăn cắp các thiết kế của thương hiệu Việt – Bad Rabbit Club và bán với giá rẻ hơn rất nhiều áo gốc. Đáng phẫn nộ khi brand Trung thậm chí còn không hề chỉnh sửa bất cứ chi tiết nào trên thiết kế mà bê nguyên si mẫu từ Local Brand Việt về. Quá đáng hơn, N* còn không hề kiêng nể viết thêm dòng chú thích “Designed by N*”. 

Trước hành động của N*, nhiều người yêu thích local brand cho rằng việc này còn trắng trợn hơn đạo ý tưởng, đây là hành vi làm nhái sản phẩm lộ liễu, thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với brand gốc từ hãng làm nhái. 

Một sản phẩm khác bị Bad Rabbit Club cũng bị “sao chép 100%” bởi brand N*

Đạo nhái và ăn cắp thiết kế là điều cấm kỵ trong thời trang

Hiện nay, hiện tượng đạo nhái và ăn cắp thiết diễn ra rất phổ biến trong giới thời trang. Đạo nhái và ăn cắp thiết kế cản trở sự sáng tạo, bóp nghẹt cạnh tranh lành mạnh; làm vẩn đục chuẩn mực đạo đức, văn hóa sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. 

Ngành thời trang nói riêng và nghệ thuật nói chung là một địa hạt tôn vinh chất xám và sự sáng tạo. Dẫu biết rằng, các ý tưởng trong thiết kế thời trang vốn là sự lấy cảm hứng từ những yếu tố đã có sẵn từ trước. Thế nhưng, với những thương hiệu hay nhà thiết kế “có tầm và có tâm” trong thiết kế, họ sẽ không làm hành động đáng lên án như N*. Thiết kế của N* gần như giống với BadRabbit Club và không có bất kỳ sự sửa đổi khác biệt nào.

BadRabbit Club

Hãy tưởng tượng bạn dành nhiều chất xám và thời gian để tìm tòi nguồn cảm hứng rồi lên ý tưởng, thiết kế thành phần. Bỗng đến một ngày, bên thứ 3 chỉ cần dựa vào thiết kế đã có sẵn của bạn rồi sửa đổi “nhẹ nhàng” lại ra một sản phẩm mới. Đó chẳng phải là sự lười biếng trong công việc sáng tạo hay sao? Đấy là chưa kể đến việc mọi công sức bạn bỏ ra đã bị bên thứ bên chối bỏ. Việc làm của N* vừa thể hiện sự thiếu tôn trọng đến chất xám của người khác, vừa chứng tỏ thương hiệu này chỉ tập trung vào “kiếm lợi nhuận” thay vì đề cao sự sáng tạo trong thiết kế.

Mặt khác, đạo nhái và ăn cắp thiết kế cũng là hành vi phạm pháp khi vướng phải chính sách bảo hộ quyền tác giả do luật pháp Việt Nam đưa ra.

BadRabbit Club

 Ăn cắp ý tưởng và Mượn cảm hứng khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa ăn cắp ý tưởng và Mượn cảm hứng mong manh như một sợi tơ. Thế nhưng, chúng ta vẫn có thể nhận ra sự khác biệt giữa 2 hành động này. Street Vibe đã có một bài viết về vấn đề này. Thế nên, Street Vibe sẽ tóm gọn lại các nội dung quan trọng như sau.

Một số hành vi thường được cho rằng là sao chép bản quyền :

  • Khi bạn để ý đến nhiều chi tiết và cố gắng làm giống chúng. Bạn đã cố tình sản xuất sao cho giống bản gốc nhất có thể.
  • Bạn có suy nghĩ “tôi ước gì tôi chỉ lấy thứ này và sử dụng cho app cá nhân/web page/ nhiều thứ khác”.
  • Lập lên kế hoạch làm thế nào để thay đổi những thứ của bạn để sao cho hợp với những thứ bạn truy tìm từ trên mạng/sách vở/ người khác.

Hành động được cho rằng là lấy nguồn cảm hứng. Ví dụ như :

  • Bạn tự hỏi chính bản thân rằng bạn làm thứ này cho riêng bạn và thành thật với bản thân. Không vì lợi ích cá nhân như kinh doanh, thương mại.
  • Hãy suy ngẫm những việc bạn làm, vì sao bạn thích chúng, những giá trị gì mà chúng đã đem tới cho bạn thay vì chỉ mê vẻ bề ngoài của chúng. Phải có mục đích rõ ràng.
  • Hãy thay đổi sao cho hợp với suy nghĩ , khả năng của mình.
  • Hãy giữ nội dung tác phẩm được lấy cảm hứng trong đầu khi bạn làm việc, chứ không phải trong tầm nhìn. Cố gắng không làm giống như bản gốc. Quan trọng là nội dung/ ý nghĩa, không phải là bề ngoài.
BadRabbit Club

Khi hàng Việt bị nước khác ăn cắp chất xám, nên buồn hay vui?

Kể từ khi ngành công nghiệp Local Brand hình thành tại Việt Nam, thật không khó để ta tìm thấy một bài viết nói về việc thương hiệu Việt sao chép thiết kế từ những thương hiệu quốc tế. Lỗi sai đó đến từ các thương hiệu Việt và dần dần khiến giới trẻ/khách hàng mất dần niềm tin vào Local Brand Việt.

Bước sang năm 2020, địa hạt thời trang Việt đã xuất hiện nhiều thương hiệu tập trung vào làm công việc thiết kế của họ. Một số thương hiệu vốn từng bị cộng đồng lên án cũng dần “sửa sai” để thay đổi và phát triển hơn. Họ không còn tung ra thị trường các mẫu áo in một cách vô tội vạ. Thay vào đó, nhiều Local Brand Việt đã tập trung đầu tư hơn vào thiết kế, hình ảnh, chất xám… và cả chất lượng sản phẩm. 

Dẫu vậy, cái nhìn của cộng đồng dành cho các thương hiệu vẫn chưa hẳn thay đổi rõ rệt. Để thay đổi được điều đó, các thương hiệu sẽ cần một thời gian để chứng minh cho khách hàng thấy.

Riêng vụ việc của BadRabbit Club và N* là một trường hợp khá mới lạ khi lần này, thương hiệu nước ngoài ăn cắp thiết kế từ thương hiệu Việt. Nhìn vào mặt tích cực, hãy nhớ rằng: Người khác chỉ sao chép lại thiết kế của bạn nếu họ cảm thấy thiết kế đó đẹp mắt hay chất lượng. Vì vậy, việc N* đạo nhái BadRabbit Club đang chứng tỏ rằng thiết kế của Local Brand Việt này thu hút sự chú ý của những “người bạn láng giềng”. Đồng nghĩa với việc, thương hiệu Việt này đang được sự chú ý của thị trường quốc tế – không còn bó hẹp trong nước nhà.

Song, mọi thứ điều đó hai mặt, đây vẫn là một việc đáng buồn. Bởi vì, luật pháp bảo hộ quyền sáng tạo của Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn riêng biệt. Nói theo cách dễ hiểu, “phép vua lệ làng/nước sông không thể phạm nước giếng”. Kể cả những “ông lớn” của quốc tế như Jordan, Nike… dù bị đạo nhái thương hiệu ở thị trường Trung Quốc nhưng vẫn không thể làm gì được – bởi vì, luật là luật. Thế, một thương hiệu chỉ có sức ảnh hưởng ở Việt Nam như BadRabbit Club liệu có thể kiện tụng N*? 

BadRabbit Club

Street Vibe nghĩ là không hoặc… rất khó. Chúng ta chỉ có thể lên án nhưng những gì N* đang làm nhưng có thể chuyện này sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Những gì chúng ta có thể làm chính là truyền tải và phổ biến rộng tư duy hãy sử dụng hàng Việt đến người tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, chúng ta cần phải có cái nhìn rộng mở hơn dành cho những thương Việt. Đó sẽ là một cuộc hành trình dài nhưng Street Vibe tin rằng chúng ta sẽ làm được!

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here