Hàng trăm nghìn chữ ký xuất phát từ cộng đồng đã thổi bùng ngọn lửa cho chiến dịch lấy lại sự công bằng mà các công nhân xứng đáng được nhận.
Vào cuối tháng 3, đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội khắp toàn cầu, đưa thế giới rời vào cảnh hỗn loạn, buộc phải cách ly tập trung, hàng triệu cửa hàng buộc phải đóng cửa. Covid-19 không chỉ tước đoạt mạng sống con người mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và công nghiệp, dẫn đến nhiều công ty, nhà máy phá sản và lượng lớn công nhân bị mất việc.
Ngành may mặc cũng không ngoại lệ. Đơn cử nhất là những nhãn hiệu khổng lồ như Zara, Nike, Gap và Levis Time đã hủy đơn hàng, thay đổi và trì hoãn các điều khoản khiến cho nhiều nhà máy ở Bangladesh cùng các nơi khác phải đóng cửa. Sự kiện đó đã đưa hàng triệu công nhân may dệt bị mất việc mà không được thanh toán lương cho những đơn hàng, phần việc mà họ đã hoàn thành từ trước cơn dịch bùng phát mạnh mẽ.
Vào ngày 30 tháng 3, Ayesha Barenblat và tổ chức phi lợi nhuận Remake của cô đã tạo ra Chiến dịch kèm hashtag #PayUp trên khắp mạng xã hội nhằm lấy lại công bằng cho hàng trăm nghìn công nhân trên khắp thế giới. Cụ thể hơn, chiến dịch phải đạt được mục đích cao cả là kêu gọi những công ty may mặc lớn thanh toán tiền lương mà họ đã nợ cho những người công nhân tội nghiệp.
Hiện tại, Chiến dịch đã thu được hơn 200.000 chữ ký với hình thức chia sẻ ảnh cá nhân của mình cùng hastag #PayUp trên các mảnh giấy và trên cả caption khi đăng tải để lan toả thông điệp một cách mạnh mẽ hơn.
Trước sức ép từ #PayUp, những thương hiệu như Levi, Zara, Nike, H&M và Ralph Lauren đồng ý trả tiền cho các xưởng may. Theo đó, những công nhân ở Bangladesh được trả 1 tỷ USD và trên toàn cầu là 15 tỷ. Số tiền chiếm hơn một phần ba trong tổng 40 tỷ USD tiền lương mà các công nhân “bị quỵt”.
Về phía Gap, họ hứa sẽ thanh toán toàn bộ đơn đặt hàng đã bị hủy và bồi thường cho các nhà cung cấp các khoản phí khác.
Bà Barenblat – CEO tổ chức Remake nói rằng Gap là ví dụ minh họa cho một ngành công nghiệp thời trang có trách nhiệm. Bên cạnh đó, bà và cộng đồng cũng như các công nhân nước khác sẽ không nghỉ ngơi và tiếp tục vận động chiến dịch này cho đến khi tất cả công nhân trên thế giới được trả đủ tiền lương.
Scott Nova, giám đốc điều hành của Hiệp hội Quyền Công nhân cũng đánh giá cao những hành động của Gap. Ông cho rằng Gap xứng đáng được vinh danh vì đã ưu tiên giải quyết quyền lợi công nhân cho dù tháng trước vừa thiệt hại gần một tỷ USD.
Có lẽ câu chuyện này không chỉ nói lên rằng sự suy thoái ngành kinh tế đang bắt đầu quay trở lại và ảnh hưởng mạnh mẽ lên ngành thời trang thế giới. Mà đâu đó, sâu xa hơn rằng, chúng ta có thể đang rất may mắn nếu cuộc sống vẫn còn ổn định, còn trên thế giới, hàng trăm nghìn người vẫn đang đối mặt với việc sa thải không được bồi thường theo hợp đồng vì…dịch bệnh – một trong những nguyên cớ bất ngờ mà bộ luật nào cũng có thể “tha thứ”!
Mọi diễn biến tiếp theo của Chiến dịch sẽ được Streetvibe cập nhật liên tục khi có tin mới. Nếu quan tâm đến vấn đề này, đừng ngần ngại theo dõi Streetvibe thường xuyên nhé. Và nếu có bất kỳ ý kiến nào cũng đừng quên để lại bình luận cho chúng mình cùng biết và bàn luận nhé!