Hơn cả một một nhà thiết kế tài ba, hành trình của Jonathan Anderson là tuyên bố về một kỷ nguyên vĩ đại tại Dior khi dung hòa giữa phong cách cá nhân độc đáo, đôi khi lập dị, với bản sắc thanh lịch và di sản phong phú của nhà mốt Pháp.
Trong thế giới túc cầu chúng ta đã quá quen thuộc với những vụ chuyển nhượng đình đám của các danh thủ nổi tiếng. Trong ngành công nghiệp thời trang cũng vậy! Việc được bổ nhiệm hay rời khỏi “ghế nóng” của bất cứ nhà thiết kế nào, cũng luôn là chủ đề nóng được đưa ra phân tích và bán tán bởi các chuyên gia, giới mộ điệu, cánh báo chí và những người yêu thích thời trang. Giống với “hiệu ứng Domino”. Sự luân chuyển của các giám đốc sáng tạo có thể thay đổi hoàn toàn ngôn ngữ của một thương hiệu. Và Jonathan Anderson là một minh chứng điển hình.
Những chương đầu của nhà thiết kế với tầm nhìn vượt thời đại
Jonathan Anderson dường như được định sẵn nghiệp bình thường và đậm chất truyền thống và dường như không có gì liên quan đến thời trang tránh xa sàn diễn và sự hào nhoáng. Thế nhưng “đam mê là không thể cản được” cơ duyên giữa anh và thời trang dường như một định mệnh bắt buộc phải xảy ra, và trường Juilliard ở New York, nơi anh ấp ủ giấc mơ diễn xuất. Bước ngoặt đầu tiên trong sự nghiệp tại cửa hàng Brown Thomas ở Dublin đã đặt nền móng cho mối liên kết sâu sắc của anh với thế giới trang phục. Sau đó, quá trình đào tạo tại Học viện Thời trang London càng thúc đẩy anh tiến sâu vào ngành công nghiệp sáng tạo này.

Năm 2008, Jonathan Anderson ra mắt thương hiệu riêng của mình mang tên JW Anderson như cột mốc từng bước khẳng định danh tiếng tại làng mốt thời trang thế giới. Anh là một trong những nhà thiết kế được các chuyên gia và giới mộ điệu tôn vinh và ca ngợi trên toàn thế giới – một tài năng “độc nhất vô nhị”. Kể từ khi được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của thương hiệu xa xỉ Tây Ban Nha Loewe vào năm 2013, ông đã thể hiện một góc nhìn tinh tế hơn về tính thẩm mỹ kỳ quặc của mình và vào năm 2015 đã được trao giải nhà thiết kế thời trang nữ và nam của năm tại Giải thưởng thời trang Anh, lần đầu tiên một cá nhân được trao cả hai giải thưởng cùng lúc.
Loewe xuất phát điểm của sự đổi mới
Dưới sự dẫn dắt của Jonathan Anderson, Loewe đã trở thành một biểu tượng của sự giao thoa hoàn hảo giữa di sản thủ công Tây Ban Nha và tầm nhìn hiện đại. Mỗi bộ sưu tập là một tuyên ngôn táo bạo, tái hiện kho lưu trữ của nhà mốt với lăng kính đổi mới. Năm 2024, Loewe khẳng định vị thế thương hiệu hấp dẫn nhất trên bảng xếp hạng Lyst, nhờ các chiến dịch quảng bá tài tình và những thiết kế mang tính biểu tượng. Sự thành công này được minh chứng bằng việc doanh số tăng gấp đôi trong 5 năm qua.
Thành công của Anderson không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm, mà còn từ khả năng nắm bắt xu hướng tiêu dùng của đại chúng, đặc biệt với Thế hệ Z. Những màn hợp tác với Uniqlo hay trang phục trong phim của Luca Guadagnino là minh chứng rõ nét cho khả năng độc đáo này trong việc kết nối thời trang cao cấp và văn hóa đại chúng.


“GOAT of Dior” gọi tên Jonathan Anderson
Tại Dior, nhà thiết kế đương nhiệm người Ý Grazia Chiuri cũng được Arnault ca ngợi vì “những tác phẩm tuyệt vời với góc nhìn nữ quyền đầy cảm hứng và sự sáng tạo đặc biệt, tất cả đều thấm nhuần tinh thần của Monsieur Dior, cho phép bà thiết kế những bộ sưu tập vô cùng đáng mơ ước”.
Bà đã viết nên một chương quan trọng trong lịch sử của Christian Dior, đóng góp to lớn cho sự phát triển đáng kinh ngạc của công ty và là người phụ nữ đầu tiên dẫn đầu việc sáng tạo các bộ sưu tập dành cho phụ nữ”.
Arnault cho biết



Tuy vậy, Tân tổng giám đốc sáng tạo mới của Dior – Jonathan Anderson còn nhận được những lời có cánh hơn thế nữa từ Bernard Arnault, giám đốc điều hành của LVMH nó “Jonathan Anderson là một trong những tài năng sáng tạo của thế hệ mình” khi công bố việc anh được thăng chức làm giám đốc sáng tạo. Bên cạnh thông tin nóng từ việc Việc bổ nhiệm Anderson là một trong những cuộc cải tổ lớn nhất trong một loạt các sự kiện cần đây trong thế giới thời trang, nơi đã chứng kiến tới 17 cuộc bổ nhiệm nhà thiết kế mới vào năm 2025, trong đó có bốn cuộc chỉ riêng tại LVMH.
Dior dám “all in”, Jonathan Anderson dám thầu
Việc Jonathan Anderson gia nhập Dior không gây quá nhiều ngạc nhiên cho giới mộ điệu thời trang. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người sửng sốt lại là vị trí của anh. Hiện nay, ông đang đảm nhiệm một vai trò lịch sử tại Dior, trở thành người đầu tiên kể từ Christian Dior giữ chức vụ giám đốc sáng tạo duy nhất của thương hiệu này. Với tài năng xuất chúng, là một trong những nhà thiết kế trẻ triển vọng nhất thuộc thế hệ tài năng nhất, vị trí tổng giám đốc sáng tạo tại Dior cho cả mảng thời trang nữ và thời trang nam là điều hiển nhiên.
Tuy vậy Jonathan Anderson sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách khi tiếp quản những vị trí quan trọng tại Dior. Nhà thiết kế thời trang người Ý Maria Grazia Chiuri từng là giám đốc sáng tạo mảng thời trang nữ của Dior trong chín năm (từ 2016 đến 2025). Trong khi đó, nhà thiết kế thời trang người Anh Kim Jones giữ vị trí giám đốc nghệ thuật mảng thời trang nam của nhà mốt trong bảy năm (từ 2018 đến 2025).
Cột mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu cho mô hình này là việc Dior chính thức bổ nhiệm Jonathan Anderson vào vị trí Giám đốc Sáng tạo toàn cầu cho cả ba mảng chủ lực: thời trang nữ, thời trang nam và Haute Couture. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Dior, một cá nhân duy nhất đảm nhận vai trò sáng tạo tối cao trên toàn bộ hệ sinh thái thời trang, mở đường cho một cách tiếp cận tập trung, nhất quán và đầy tham vọng.
Bước đệm đầu tiên cho hành trình vĩ đại tại Dior của Johnathan Anderson
Bộ sưu tập Dior Homme Xuân/Hè 2026 đánh dấu một cột mốc lịch sử khi đây là màn ra mắt chính thức của Jonathan Anderson với tư cách Giám đốc Sáng tạo, người sẽ dẫn dắt toàn bộ các dòng sản phẩm của Dior, từ nam, nữ đến couture – một điều chưa từng xảy ra kể từ thời Christian Dior. Dưới sự chứng kiến của dàn khách mời quyền lực và giới mộ điệu, Anderson đã mang đến một “New Look” mới mẻ, kết hợp di sản nhà mốt với tầm nhìn độc đáo của riêng mình.
Khác với những buổi trình diễn hoành tráng của Kim Jones trước đây, màn ra mắt của Anderson tại Dior Homme SS26 diễn ra trong một không gian tương đối tĩnh lặng, tập trung hoàn toàn vào trang phục. Điều này cho thấy sự tự tin của nhà thiết kế người Ireland vào ngôn ngữ thời trang mà anh muốn truyền tải. Bộ sưu tập là sự pha trộn tinh tế giữa sự kiểm soát và phóng khoáng, giữa chất liệu lịch sử và phom dáng hiện đại.






Một trong những điểm nổi bật nhất của bộ sưu tập là khả năng của Anderson trong việc “đọc vị” và “tái mã hóa” ngôn ngữ của nhà mốt. Anh đã đào sâu vào kho lưu trữ của Dior, lấy cảm hứng từ những chi tiết nhỏ nhất để tạo nên sự kết nối mạnh mẽ với quá khứ. Dù là menswear, nhưng Anderson đã lồng ghép những chi tiết Silhouettes gợi nhớ đến “New Look” huyền thoại của Christian Dior. Thậm chí, một chiếc váy Delft kinh điển từ thập niên 1950 đã được “tái sinh” thành một chiếc quần short, cho thấy cách anh biến hóa những di sản nữ tính thành trang phục nam giới một cách đầy sáng tạo.
Kết Luận
Jonathan Anderson không chỉ là một nhà thiết kế tài ba, hành trình của anh là một tuyên bố về một kỷ nguyên vĩ đại tại Dior. Anh đã thể hiện khả năng dung hòa giữa phong cách cá nhân độc đáo, đôi khi lập dị, với bản sắc thanh lịch và di sản phong phú của nhà mốt Pháp. Không có sự ồn ào hay kịch tính, chỉ có một sự pha trộn thông minh, điềm tĩnh từ kho lưu trữ. Anderson không chỉ thiết kế mà còn chọn lọc và sắp xếp một cách thực tế giàu tính trào phúng.