Vì sao Air Jordan dần bị “thất sủng” tại Việt Nam?

0

Một thời “hoàng kim” song hành cùng văn hóa sneakers du nhập vào Việt Nam, những đôi giày Air Jordan được xem như “phương tiện” để kết nối con người ngồi lại với nhau và chia sẻ niềm đam mê sát mặt đất. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, Gen Z dường như không còn “mặn mà” với dòng giày đình đám một thời này nữa.

“Đừng tự nhận bạn là một sneakerhead nếu như bạn chưa có một đôi Air Jordan nào trong tủ giày của mình”. Chắc hẳn thế hệ đầu tiên khi gia nhập vào cuộc chơi này đều thuộc lòng châm ngôn trên, và họ đều bắt đầu bộ sưu tập giày của mình bằng những đôi Air Jordan với phối màu đình đám nào đó.

Sneaker Fest – Sự kiện đình đám một thời dành cho các “đầu giày”

Đã gần 40 năm kể từ khi đôi Nike Air Jordan 1 phối màu “Chicago Bulls” được xuất hiện trên sàn gỗ NBA, và nó cũng được xem như những “viên gạch” đầu tiên tạo nên đế chế Sneaker Game tại Mỹ, sau đó lan rộng cuộc chơi trên toàn thế giới. Hãy ngắm lại một số mẫu Air Jordan gây “thương nhớ” một thời trong cộng đồng Đầu Giày tại Việt Nam.

Những đôi Air Jordan từng gây “thương nhớ”

Air Jordan 1

Số đông Đầu Giày đều thừa nhận đôi Jordan đưa họ đến với cuộc chơi này chắc hẳn từ đôi Air Jordan 1 High phối màu đỏ – đen. Đây là một trong những phối màu đặc trưng và là biểu tượng trường tồn của dòng giày gắn liền với “The GOAT” Michael Jordan.

Thiết kế đầu tiên của Jordan Brand là phối màu Chicago Bull huyền thoại với ba màu sắc tiêu biểu “đỏ, đen, trắng”. Tuy nhiên, phối màu đầu tiên do Peter Moore thiết kế lại chỉ gồm 2 màu sắc chủ đạo là đỏ và đen. Về sau, thiết kế nhanh chóng bị bác bỏ bởi chủ tịch hội đồng NBA vì cho rằng giày có quá ít màu trắng (theo luật của NBA giày thi đấu phải có màu chủ đạo là trắng). Trong khi hiện đại ở Việt Nam, các dòng Jordan khác đều bị “thất sủng” nhưng Jays 1 vẫn giữ được sức hút như ngày nào.

Air Jordan 3

Nếu ai là fan của Air Jordan thì phải biết Tinker Hatfield, bậc thầy vĩ đại nhất trong lịch sử thiết kế mà Nike từng có. Người đã cống hiến và đưa Nike lên đến đỉnh cao cũng như sát cánh cùng Michael Jordan trong sự phát triển của ông. Một trong số thiết kế mang tính lịch sử mà Tinker đã “phác họa” chính là Air Jordan 3 “White Cement” và “Black Cement” – đôi giày làm khuynh đảo giới sneakers tại Việt Nam thời kỳ đó. 

Air Jordan 4

Sau khi đạt được thành công với Air Jordan 3, Tinker Hatfield tiếp tục đối mặt với thử thách mới khi phải mang đến một “làn gió” mới cho người hâm mộ. Trọng trách của ông càng ngày được tăng cao hơn, nhà thiết kế cần phải suy nghĩ làm sao tạo ra các phối màu và thiết kế hiện đại, “cứu rỗi” những dòng giày Jordan đang chìm vào dĩ vãng.

Lúc này đây, Air Jordan 4 được khai sinh phối màu Bred – đây là một trong những phối màu xuất hiện thường xuyên trên các diễn đàn trao đổi mua bán sneaker khắp thế giới. Độ hot và sắc đẹp của nó khiến bất cứ những Đầu Giày tại Việt Nam sẽ sẵn sàng “xuống tiền”!

Air Jordan 6 “10 LÓNG CHỈ = 1 INCH”

Tuy Michael Jordan đã nổi tiếng không chỉ vì giải đấu bóng rổ mà còn vì màn hợp tác triệu đô với Nike, anh vẫn chưa lần nào thắng cúp vô địch của giải thi đấu NBA cả. 

Mãi đến năm 1991, Michael Jordan và đội The Bulls mới vô địch giải NBA. Anh thắng giải khi đang mang mẫu giày Air Jordan 6 mới toanh. Sau đó, mẫu giày này bước chân vào thế giới của anime và manga, ông Takehiko Inoue đã lựa chọn nó làm đôi giày biểu tượng của nhân vật nam chính Hanamichi Sakuragi trong bộ truyện Slam Dunk. Virgil Abloh thì tuyên bố, đây là mẫu Air Jordan yêu thích nhất của mình.

Air Jordan 11

Huyền thoại Michael Jordan và những mẫu giày cùng tên đình đám của ông thường mang số 23 – số áo nổi tiếng của ông. Tuy nhiên, đôi Air Jordan 11 Concord là đôi giày đầu tiên của Mike có số 45 – số áo mà Mike mang trên áo khi quay trở lại với bóng rổ sau khi tuyên bố giải nghệ.

Tuy một điểm trừ ở bộ đế icy có thể bị ố vàng theo thời gian, nhưng mặt hấp dẫn về ngoại hình cũng đủ khiến cho đôi giày này chiếm trọn tình cảm giới trẻ Việt ở bất kỳ diễn đàn hoặc hội nhóm sưu tầm giày vào “thuở hồng hoang”.

Vì sao Air Jordan dần bị “thất sủng” ở Việt Nam?

Sự thay đổi về “bức tranh toàn cảnh”

Suy cho cùng, giày dép cũng chỉ là một phần của tổng quát về thời trang đường phố. Từ sau 2020, văn hóa sneakers thúc đẩy mạnh sự phát triển về thời trang tại Việt Nam. Gen Z giờ đây không chỉ chăm chăm vào một đôi giày thật đẹp và “hype”. Họ bắt đầu biết chia nhỏ “ngân sách” và đầu tư thêm cả “cây đồ” để phù hợp với giày. Tất cả yếu tố tạo nên một “bức tranh toàn cảnh” hoàn hảo về “bố cục”.

Các phiên bản Mid và Low xuất hiện

Nhắc đến Air Jordan, Đầu Giày nghĩ ngay đến phiên bản High được sản xuất bằng chất liệu cao cấp. Tuy nhiên, vài năm gần đây để gia tăng sự tiếp cận đến đông đảo khách hàng. Nike đã phát hành hàng loạt các định dạng cổ thấp lẫn cổ vừa. Điều này được xem như “con dao hai lưỡi” khi một mặt giúp Air Jordan gia tăng doanh số nhưng mặt khác “vô tình” làm cho dòng giày này trở nên đại trà – một điều tối kỵ trong Shoesgame. Sự thật rằng tại mặt trận Shoesgame quốc tế, nhiều Sneakerhead tỏa ra ngán ngẩm với sự xuất hiện tràn lan của dòng giày cổ Mid.

Nhiều sự lụa chọn hơn về Footwear

“Vòng quay của bánh xe thời trang” luôn đem đến những điều mới mẻ, Footwear cũng không ngoại lệ. Giới trẻ Việt có nhiều sự lựa chọn và ưu tiên hơn là một đôi Jordan đế bằng “đụng hàng” với số đông ngoài kia. Ví dụ như Gen Z biết “điệu” hơn khi diện những đôi Chelsea Boost theo chuẩn ‘trai hư”. Điều này, không ít nhiều đã làm cho Air Jordan dần chìm vào lãng quên.

@truongvinhsang._
@dhung.tang

Các hội nhóm không còn sôi nổi

Những hội nhóm về Sneakers được lập ra với mục đích chia sẻ niềm đam mê, trao đổi các câu chuyện xung quanh đôi giày sát mặt đất. Nhưng dần cộng đồng lớn mạnh và phát sinh các vấn đề tiêu cực như thật – giả, scammer tràn ngập, gây war,…

Điều này đã khiến một số hội nhóm không còn “sống” nổi sau những lần “cải tổ”, lọc mem,… Vấn nạn ngày càng nhiều mà chưa có cách giải quyết triệt để đã khiến cho những người chơi giày OG “quy danh ở ẩn” hoặc những người chơi mới muốn gia nhập thì không còn “sân chơi” chất lượng nào như trước. Vì vậy, cốt lõi về dòng giày Air Jordan nói riêng và Shoesgame nói chung theo đó cũng “nhạt dần” tại Việt Nam.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here