Gabriele Galimberti, nhiếp ảnh gia phía sau chiến dịch quảng cáo gây rúng động của Balenciaga đang phải nhận những lời đe dọa đến tính mạng.
Hôm 9/12, Gabriele Galimberti chia sẻ với tờ Guardian: “Tôi nhận được những tin nhắn như ‘Chúng tao biết mày sống ở đâu’ hay ‘Tao đang đến để giết mày và gia đình mày’ và ‘Tao sẽ đốt nhà của mày‘”. Nhiếp ảnh gia này cho biết 90% tin nhắn anh nhận được là từ những người hiện đang sống tại Mỹ.
Để giải quyết vấn đề, Balenciaga đề nghị Gabriele chuyển tài khoản Instagram sang chế độ riêng tư để hạn chế các tin nhắn đe dọa. Chính Galimberti là người đã thực hiện bộ ảnh trẻ em ôm túi gấu bông mặc đồ nô lệ, bị bầm tím, ra mắt ngày 16/11. Chiến dịch quảng bá này của Balenciaga đã bị cộng đồng chỉ trích vì cho là hướng đến hình ảnh ấu dâm. Làn sóng tẩy chay đồ Balenciaga sau đó đã xuất hiện trên TikTok, Instagram và Twitter.
Sở dĩ, một bức ảnh chụp túi xách nằm trên tập tài liệu về vụ kiện Williams nổi tiếng liên quan tới quảng cáo khiêu dâm trẻ em. Hai chiến dịch được chia sẻ cùng nhau trên Twitter, khiến nhiều người cho rằng Galimberti thực hiện cả hai bộ ảnh. Galimberti phủ nhận có vai trò trong các quyết định nội dung và hình ảnh của chiến dịch. Anh cho biết có rất ít thông tin trước khi chụp và cho biết thêm quá trình thực hiện bộ ảnh trong sự kiểm soát chặt chẽ của Balenciaga trên phim trường.
Galimberti cho biết: “Tôi đã chụp một số bức ảnh và sau đó chúng được chuyển từ máy ảnh của tôi đến máy tính của ai đó, rồi họ gửi tới trụ sở chính của Balenciaga. Khi họ nói ‘OK’, chúng tôi chỉ cần thay manocanh bằng một đứa trẻ thật“. Anh không biết liệu người phê duyệt các bức ảnh có phải giám đốc sáng tạo Demna Gvasalia hay không. Galimberti đã không gặp và nói chuyện với nhà thiết kế tại bất kỳ thời điểm nào. Các em nhỏ làm mẫu đều là con của các nhân viên hãng và nói rằng cha mẹ của các em đều không thấy lo ngại khi con của họ cầm túi gấu bông kỳ quặc.
Cuộc hợp tác với Balenciaga vừa qua giúp anh nhận được mức thù lao gấp 20 lần so với việc chụp ảnh tài liệu. Tuy nhiên, “vụ phốt” xảy ra khiến anh bị mất dự án với National Geographic và một cuộc triển lãm. Đồng thời, “vụ phốt” này cũng khiến giám đốc sáng tạo của Balenciaga – Demna Gvasalia – bị thu hồi giải thưởng “Tiếng nói Toàn cầu của năm 2022” do BoF trao tặng hồi đầu năm. Nhà thiết kế xin lỗi trên trang cá nhân hôm 2/12, thừa nhận đã lựa chọn sai ý tưởng nghệ thuật cho chiến dịch tặng quà cho trẻ em và sẵn sàng chịu trách nhiệm.
Cá nhân tôi thấy những con gấu kia không hẳn là ‘lố lăng’! Chúng không được hoàn hảo, sẽ có người đánh giá. Nhưng chúng vẫn đáng được bảo vệ và yêu mến, dưới kiểu dáng hơi hướm Rock. Dưới góc nhìn của riêng tôi, tôi không đề cao người kiện thợ chụp ảnh này, bởi vì tôi thấy nếu những hình ảnh trên là góc tối của xã hội, là khiêu dâm, thì chúng càng cần phải được đánh giá mạnh mẽ hơn. Còn như ở trên, tôi nhận thấy chúng chỉ hơi có sự lệch tâm khỏi sự bình thường vốn dĩ mà thôi! Vì chúng mang nỗi niềm vật chất – một thứ mà ai cũng theo đuổi nhưng đều có Thế giới của riêng mình. Xu hướng vật chất không khiêu bác ai, đối với trẻ em nó cũng thế! Chỉ là chúng ta có vật chất sẵn để giao thương hay không. Và nếu muốn tầm thường lẫn bình thường hóa mọi xu hướng nghệ thuật, thì tốt nhất nên tự làm nên sản phẩm của mình! Hoặc comment vào Facebook của người ta.
Góc nhìn phiến diện ở đây là không hợp lý. Bởi hai người mẫu đều hoàn toàn kín đáo về trang phục. Chỉ có cảm xúc và dáng ảnh có tính hơi sâu sắc, thiên về Thế giới của người trưởng thành và có vẻ hơi dưới sức ép! Cảm xúc không dễ quản lý, nhất là khi chúng mập mờ. Như một người hoàn toàn kém nhận thức tình cảm, các trẻ không hoàn toàn hoàn hảo khi thể hiện chúng. Hơn nữa, nếu là hình ảnh quảng cáo thì ê-kíp thực hiện cần được người xem đồng ý với tính chất nghề nghiệp. Ê-kíp làm như vậy vì quảng cáo sản phẩm, thì sản phẩm mới là thứ mà người xem cần quan tâm, chứ không phải cảm xúc hay tính trực thuộc của người xem. Ê-kíp đã làm rất tốt, nhưng vì sản phẩm không nói lên được mặt tích cực của cuộc sống, áo thì giăng dây, phối tua rua, mắt lens nhiều màu, vv.., nên hình ảnh cũng không nên được đòi hỏi quá cao sang.
Chúng là thứ sản phẩm dành cho những trẻ em tiêu cực và buồn bã, không phải dành cho công nương, đài cát. Chỉ có những người hoàn toàn rơi rớt lại cuộc sống mới yêu thích chúng. Ê-kíp hoàn toàn không sai khi thể hiện sự thật. Cái sai ở trong trường hợp này là sự thiếu hụt trong cách nhìn của một vị nào đó, cho rằng một điều gì đó có tính chân thật, chứ không phải điều họ nhìn thấy! Ý kiến thì luôn luôn chủ quan. Hy vọng anh thợ chụp ảnh không quá buồn.
À thiếu này nữa, anh thợ nhận cát-sê khủng đấy. Nên quả báo thôi, bị mất show!