Bosozoku – Điểm giao giữa tốc độ, cái ngông và thời trang của “dân tổ”

0

Khi tốc độ, cái ngông và tính thời trang cùng giao thoa; tất cả sẽ tạo nên một nét đẹp, đó chính văn hóa Bosozoku từ Nhật Bản.

Chúng tôi khẳng định sự tráng lệ của thế giới đã được làm giàu bởi một vẻ đẹp mới: vẻ đẹp của tốc độ một chiếc xe đua … đẹp hơn cả nữ thần chiến thắng” – Filippo Tomasso Marinetti. Vẻ đẹp đó đã được tái hiện rõ ràng trong Bosozoku – văn hoá về những chiếc xe phân khối lớn, sự mạo hiểm và cái tôi cao độ.

Nguồn: Hypebeast

Xe cộ, chất ngông cuồng là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự “đa dạng văn hoá” trong thời trang. Đối với nhiều người sự nổi loạn ấy có thể là điều khiến họ dè bỉu, nhưng tìm hiểu kỹ chúng ta có thể thấy tính thẩm mỹ đang nở rộ dựa trên sự giao thoa của hai yếu tố ấy với thời trang, đó chính là Bosozoku.

Văn hoá của mô tô và tốc độ

Nói đến sự hình thành Bosozoku, không thể không nói đến hoàn cảnh của Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cuộc chiến kết thúc để lại cho Nhật bản một khung cảnh tàn lụi và một nền dân chủ mong manh. Ngành công nghiệp ô tô bị tê liệt, Toyota gần như phải phá sản khi phải chuyển từ sản xuất phương chiến tranh sang phương tiện trong đời sống hàng ngày.

Đầu thập niên 50, một cộng đồng cuồng tín xe máy, bao gồm những người lính mới trở về từ chiến trường và những thanh niên chịu ảnh hưởng của bộ phim Rebel without a Cause ở Nhật Bản được hình thành. Những năm 1970, cái tên cho cộng đồng này lần đầu tiên được đặt ra – “Bosozoku” hay “Bạo Tẩu Tộc” (Bộ tộc tốc độ và bạo lực) – cái tên được dịch theo tiếng Nhật để chỉ cộng đồng người chạy xe “bạt mạng”. Giai đoạn này cùng lúc Nhật diễn ra bạo loạn và điều đó càng thúc đẩy tỉnh nổi loạn của cộng đồng này.

Nguồn: Highsnobiety

Những năm sau đó thú “chơi xe” này nhanh chóng trở thành một xu hướng tại Nhật Bản. Bắt nguồn từ những hội nhóm nhỏ, chủ yếu là những thanh niên thuộc tầng lớp lao động, đam mê tốc độ, các bang hội Bosozoku nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của phần đông giới trẻ. Cuối cùng nó phát triển thành những băng nhóm đích thực với lượng thành viên đông đảo, có thể nói Bosozoku đã trở thành một tiểu văn hoá tiêu biểu thời bấy giờ.

Nguồn: Highsnobiety
Nguồn: Highsnobiety

Trong thời kỳ hoàng kim, cộng đồng Bosozoku trở nên khét tiếng với việc lái xe liều lĩnh, sửa đổi hệ thống bô xe và có xu hướng bạo lực. Điều này được thể hiện qua việc lái xe với tốc độ cao, người trên xe có thể cầm kiếm gỗ, gậy bóng chày, ống kim loại,… để chống lại cả người của băng đảng khác và cả cảnh sát. Bosozoku thường được công nhận là “nấc thang đầu tiên” đối với mafia Nhật Bản.

Đối với Bosozoku, chủ nghĩa phô trương được xem là một trụ cột của nó. Ngoài bộ khuếch đại âm thanh, những chiếc xe thường được “độ” với sơn sặc sỡ (gọi là Kaizōsha), kèn 3-4 sừng, cộng với tay lái được nâng lên, chiếc xe và quần áo đều được đóng dấu logo riêng của khu vực.

Bosozoku – Cái “ngông” và sự nổi loạn

Là một sub-culture, Bosozoku thường bị phân biệt bởi vẻ ngoài của nó. Tuy nhiên, sự tự tin của tuổi trẻ, tinh thần không sợ trời đất của một samurai được truyền vào những người theo văn hoá này. Họ không ngại “phô trương” bản thân với người ngoài và Tokkō-fuku – “Quần áo tấn công đặc biệt” được xem là đồng phục của cộng đồng này.

Đây là bộ áo liền quần được thêu công phu, lấy cảm hứng từ những người lao động chân tay và phi công cảm tử trong Thế chiến II – những người sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. “Bộ quần áo tấn công” được trang trí bằng khẩu hiệu cá nhân, biểu tượng băng đảng, chữ Kanji và cờ tổ quốc, biểu thị lòng trung thành của của các thành viên.

Nguồn: Highsnobiety

Những bộ suit mặc hở để lộ phần thân được quấn băng đi kèm với quần baggy và Combat Boots. Bosozoku cũng gắn liền với những chiếc băng đầu mang khẩu hiệu chiến đầu (hachimaki), đeo khẩu trang phẫu thuật và kính râm để giấu đi thân phận trong những vòng đua trái phép. Họ phối nhiều trang sức và khuyên tai “lủng lẳng” và nhuộm tóc màu nổi bật như vàng, đỏ hay neon; điển hình với kiểu tóc pompadour mà chúng ta vẫn thường thấy trong các manga.

Nguồn: Highsnobiety

Mỗi băng đảng sẽ có một cách phối đồ đặc trưng và khẩu hiệu khác nhau; nhưng dù họ có mặc trench coat, jumpsuit, hay diện cả set đồ da đi chăng nữa thì đặc điểm chung của văn hoá này là những hình thêu Kanji công phu, các mảnh vá hình ảnh mặt trời, các vị thần, con quỷ ở Nhật,…


Hoạ tiết và độ công phu trên trang phục của cộng đồng Bosozoku thường thể hiện cho cấp bậc của thành viên trong băng đảng. Trong nhiều trường hợp, những bộ trang phục này còn được chân truyền từ thủ lĩnh đời trước cho đời sau.

Ít người biết được, ngoài sự ngang tàng bên ngoài, Bosozoku còn thể hiện nhiều tinh thần tốt đẹp khác. Văn hóa Bosozoku mang trong mình niềm tự hào dân tộc thông qua hình ảnh lá cờ tổ quốc, kỹ thuật may vá và màu sắc đậm chất Á Đông thể hiện trên trang phục hay xe cộ của họ.

Một sự thật là nguồn gốc của Bosozoku có từ văn hoá Âu-Mỹ, nhưng bằng cách của mình, cộng đồng Bosozoku đã “Nhật hóa” nó thành đặc trưng của đất nước, thậm chí dùng nó thể hiện sự chống đối với phong trào mai âu phục ở Nhật lúc bấy giờ.

Các thành viên tầng lớp Bosozoku còn đại diện cho sự bất mãn với xã hội, thể hiện tình huynh đệ và trung thành sâu sắc với nhau. Đằng sau vẻ ngoài chống đối đối chính quyền là tinh thần tôn trọng cao đối với những người lớn tuổi, cấp bậc trong băng đảng và tinh thần samurai truyền thống. Như vậy, Bosozoku đã phát triển thành một lối sống, một nét văn hoá ngông nghênh nhưng đầy tình cảm.

Khi tốc độ, cái “ngông” bước vào lãnh thổ thời trang

Ở thời điểm hiện tại, Bosozoku không còn mạnh mẽ như trước nhưng nó vẫn là một mốc son thời trang kinh điển trong văn hóa Nhật. Tuy xét về bản chất Bosozoku là trái phép và không được khuyến khích; dẫu vậy, những bộ “đồng phục” của tiểu văn hoá này đã thuyết phục được trái tim của giới mộ điệu thời trang. Thông qua hình ảnh về Bosozoku được nghệ thuật hoá trong các bộ manga, anime; Bosozoku đã đưa tốc độ, mô tô cái ngông đến với thời trang.

Tokyo Revengers. Nguồn: @sanomanjiro_mikey
Những outfit đa dạng mang hơi thở Bosozoku đồng hành cùng những chiếc moto phân khối lớn trong High and Low.

Trong nhiều năm qua, cảm hứng từ Bosozoku vẫn luôn hiện diện trên đường phố,trên sàn diễn của các thương hiệu đình đám như Prada, Burberry, Junya Watanabe, … Các hình thêu – đặc trưng của Bosozoku vẫn luôn ám ảnh Gucci, hay Greaser, pompadour và mullet vẫn luôn là biểu tượng của Vetements. Những màn trình diễn như Fenty x Puma SS18 trở thành minh chứng cho sức ảnh hưởng của văn hóa moto trong thế giới thời trang.

Ngay tại đất nước mặt trời mọc, Bosozoku được xem là cuốn sách tham khảo vô giá của Shinsuke Takizawa trong việc thể hiện các dòng chữ rực rỡ dựa trên cách thể hiện Hán tự của văn hoá này. Và hiển nhiên không thể không nhắc đến sự hợp tác giữa Akira và Supreme vào năm 2017 với dòng jumpsuit cùng các hoạ tiết thêu đặc trưng.

Tuy nhiên như đã nhắc đến trước đó, ta không nên cổ súy văn hoá Bosozoku quá đà, chúng ta chỉ nên học hỏi thời trang và những nét đẹp của tiểu văn hoá này.

Ảnh: @redhyenas.tribe
Ảnh: @redhyenas.tribe
Nữ giới và Bosozoku

Phái yếu cũng muốn thể hiện bản thân và không muốn đứng dưới quyền thống trị của đàn ông, đặc biệt ở Nhật nơi việc phân biệt nam nữ nghiêm trọng. Vì vậy, nữ giới đã tự lập ra nhóm Bosozoku riêng và thể hiện cái ngổ ngáo một cách dễ thương. Đó là những chiếc xe phân khối lớn được “độ” với màu sắc nữ tính như hồng hay các hoạ tiết Hello Kitty. Những nhãn dán và cờ của băng đảng xe nữ vẫn dựa trên tinh thần Bosozoku nam nhưng nhấn nhá với kim tuyến và màu hồng đặc trưng. Thêm vào đó, lợi thế về ngoại hình với những chiếc nịt ngực được để hở, hay những bộ nails, những đôi giày cao guốc là những đóng góp lớn mà các bóng hồng đã cho Bosozoku. 


Các cô gái Bosozoku. 

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here