Cư dân mạng Trung Quốc tiếp tục tố Dior ‘chiếm đoạt văn hóa’: Có phải Trung Quốc đang ‘ăn vạ’ thế giới?

0

Sự kiện người Trung Quốc tố Dior “chiếm đoạt văn hóa” thiết kế váy Mã Diện chưa kết thúc, họ tiếp tục “làm căng” sau khi Dior tung ra bộ sưu tập mới của mình. 

Trong thiết kế mang tên Jardin d’Hiver thuộc BST Fall-Winter 2022, Dior vừa trình làng những bộ quần áo, váy cùng phụ kiện với họa tiết hoa lá và chim chóc. Lần thứ hai trong một tháng, người Trung Quốc tố thiết kế của Dior đã “chiếm đoạt văn hóa” những phong cách nghệ thuật đặc trưng của quốc gia. 

Dior chiếm đoạt văn hóa
Bộ sưu tập mới của Dior khiến cư dân mạng Trung Quốc dậy sóng.

Sự việc bắt đầu bùng nổ khi hashtag #NewDiorProductsAllegedlyCopyingChineseFlowerandBirdPatterns có 3,5 triệu lượt xem trên mạng xã hội Weibo. Người Trung Hoa tiếp tục có động thái bắt buộc Dior phải chính thức xin lỗi họ.

 

Dior chiếm đoạt văn hóa
Chiếc váy của Dior bị người Trung Hoa cáo buộc chiếm đoạt văn hóa.

Khi sự kiện váy Mã Diện chưa kết thúc, Dior lần nữa “kích động” người Trung Quốc khi tung ra bộ sưu tập mới “dính án” chiếm đoạt văn hóa. Điều này vô tình làm xấu đi hình ảnh thương hiệu Dior tại thị trường tỷ dân và uy tính của chính hãng trên toàn thế giới. 

Dior chiếm đoạt văn hóa
Sự kiện Dior bị người Trung Quốc tố chiếm đoạt văn hóa thiết kế váy Mã Diện từ đời nhà Minh.

Tuy nhiên, hiện nay, chưa có chuyên gia về bản quyền, chiếm đoạt văn hóa hay những người có chuyên môn về vấn đề lên tiếng khẳng định “Dior chiếm đoạt văn hóa Trung Quốc”. Những cáo buộc như trên chủ yếu đến từ một phía người Trung Hoa đưa ra và Dior vẫn chưa có phát ngôn chính thức liên quan đến sự việc. 

Đáng nói, Trung Quốc năm lần bảy lượt có hành vi chiếm đoạt văn hóa của quốc gia khác. Điển hình, năm 2019, Ne-Tiger ra mắt bộ sưu tập Xuân Hè tại Bắc Kinh và được China Daily đăng lên chùm ảnh với lời kêu gọi “đây là phong cách Trung Quốc”. Đáng chú ý, loạt thiết kế trong ảnh chính là áo dài Việt Nam. Sự việc cũng dậy sóng cộng đồng mạng Việt và quốc tế. Tuy nhiên, tương tự Dior trong năm nay, phía Trung Quốc cũng “im hơi lặng tiếng”, không một động thái phản hồi. 

Dior chiếm đoạt văn hóa
Trung Quốc từng có hành vi chiếm đoạt văn hóa quốc gia khác và im lặng.

Được biết, sau khi bị cộng đồng mạng Trung Quốc cho rằng đã sao chép váy Mã Diện và biểu tình trước cửa hàng tại Pháp; phía Dior vẫn không lên tiếng trả lời. Do đó, những vị khách Trung Hoa khó tính này cứ thế được đà lấn đến và quyết tâm khiến nhà mốt Pháp phải lên tiếng xin lỗi mới ngưng? Phải chăng, cư dân mạng Trung Quốc đang “hóa vai” Chí Phèo từ làng Vũ Đại – sẵn sàng ăn vạ bất kỳ ai dù họ chẳng làm gì? Street Vibe sẽ để bạn tự đưa ra câu trả lời.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here