Đầu tư hơn vào thiết kế, chi tiết hay chất lượng, Local Designer Brand mang đến sự mới mẻ và riêng biệt cho thị trường thời trang Việt Nam – thay vì chỉ tập trung vào các sản phẩm in đơn giản.
Local Designer Brand tồn tại và phát triển từng bước ở giới thời trang đường phố nói riêng và mộ điệu nói chung vì hiếm khi chúng ta được nghe đến thuật ngữ này. Cứ mỗi khi nhắc đến hai từ “Local Brand”, vẫn không ít giới trẻ chỉ nhớ đến những chiếc sản phẩm in hình và có cái nhìn không thiện cảm với chúng. Thế nhưng, chính sự tồn tại của các Local Designer Brand đã góp phần xóa tan định kiến kia và tạo nên một thị trường thời trang phong phú và đa dạng hơn.
Khi thị trường “bội thực” với những trang phục in hình
Quay về khoảng 10 năm trước, “Local Brand” là một thuật ngữ vẫn còn xa lạ tại Việt Nam. Sở dĩ, số lượng các thương hiệu nội địa xuất hiện trên thị trường thời trang đường phố khi ấy khá ít ỏi và vẫn chưa phổ biển rộng rãi. Vào thời điểm này, thị hiếu của giới trẻ vẫn về việc sử dụng sản phẩm quần áo từ Local Brand vẫn chưa hình thành và có phần bâng khuâng vào mẫu mã/giá thành hay hoài nghi về chất lượng. Khái niệm về “trang phục” của giới trẻ chỉ xoay quanh những bộ quần áo mua từ những cửa hàng thời trang, hàng VNXK và hàng Fake.
Bước vào giai đoạn 2017-2018, thị trường Local Brand tại Việt Nam đánh dấu bước chuyển mình. Có thể nói, Local Brand ở giai đoạn này đã trở thành xu hướng và được giới trẻ quan tâm hơn cả. Sự phát triển/thay đổi của thị hiếu tạo điều kiện thuận lợi để các vô số các thương hiệu nội địa ra đời và phát triển. Mặc dù đây không phải dòng nhu yếu phẩm phải mua hằng ngày hoặc hằng tháng hay vài tháng nhưng vẫn được mọi người quan tâm và mua sắm nhiều hơn.
Hơn cả thế, Local Brand trở thành chủ đề bàn tán trên khắp mọi trang báo, diễn đàn hay mạng xã hội. Vào thời điểm này, phần lớn các thương hiệu chỉ tập trung vào những chiếc áo in hoặc thiết kế basic để “dễ sản xuất, dễ hợp số đông và dễ bán”. Có những lời khen cho các thương hiệu nhưng cũng có những chê trách xoay quanh chuyện Local Brand đạo nhái hay kém chất lượng cùng chiêu trò truyền thông.
Dần dần, ngày càng nhiều Local Brand ra đời và phần lớn chỉ tập trung vào sản phẩm in hình hoặc basic. Điều đó khiến cộng đồng cảm thấy ngày một nhàm chán. Cùng với đó, những phản hồi trái chiều xoay quanh thương hiệu nội địa cũng tạo nên định kiến cho rằng “Local Brand chỉ toàn sản phẩm in hoặc đồ đơn giản“.
Quả thật, định kiến ấy cũng có phần nào đúng khi nhìn vào tổng thể bức tranh thị trường, số lượng Local Brand tập trung vào sản phẩm in vẫn phổ biến hơn cả. Điều đó khiến giới trẻ cảm thấy nhàm chán về thương hiệu nội địa. Người tiêu dùng dần khắc khe hơn, họ mong muốn những sản phẩm có tính thiết kế cao, có “vibe” rõ ràng, ít nhàm chán và chất lượng hơn. Hay xa hơn, họ muốn bản thân được “riêng biệt” – không đại trà theo số đông. Không ít những người từng mặc Local Brand phải chuyển sang mua quần áo từ Global Brand (Thương hiệu quốc tế) hoặc hàng secondhand để thỏa lòng.
Local Designer Brand: Khi Local Brand tập trung vào thiết kế
Trong một thị trường có quá nhiều Local Brand về sản phẩm in, đã có những thương hiệu xuất hiện và lựa chọn một hướng đi khác – thoát khỏi “đại dương đỏ”. Nhóm thương hiệu này là chìa khóa cho mong muốn được riêng biệt của giới trẻ. Và có thể gọi nhóm thương hiệu này bằng thuật ngữ “Local Designer Brand“.
Tập trung hơn vào thiết kế
So với mặt bằng chung của một thị trường có quá nhiều sản phẩm in hình hay thiết kế đơn giản theo rập có sẵn; Local Designer Brand tập trung hơn về thiết kế, chi tiết hay chất lượng trên sản phẩm. Mỗi items hay bộ sưu tập khi được tạo ra chính là chất xám, kiến thức và gu thẩm mỹ cá nhân được người sáng lập thương hiệu đưa vào. Đồng thời, họ xây dựng nhãn hiệu theo một “concept” riêng để tách mình khỏi sự “đại trà” vì mỗi Local Designer Brand sẽ có mỗi “cốt lõi” khác nhau.
Đưa thẩm mỹ của bản thân đến cộng đồng
Thông thường, người sáng lập nên Local Designer Brand là những nhà thiết kế đã qua trường lớp và đào tạo; các ví dụ có thể kể đến như Môi Điên, Duc Studio, Chợ Trời Band… Hoặc những người trẻ không qua trường lớp nhưng mang vẫn trong mình đam mê, gu thẩm mỹ và kiến thức với mong muốn tạo thổi làn gió mới cho thị trường thương hiệu nội địa.
Hơn cả thẩm mỹ của cá nhân, những người đứng sau các thương hiệu này mang “cái tôi” và “mong muốn” của họ đến cộng đồng. Không chỉ tập trung vào sản phẩm, họ còn đầu tư chất xám và công sức để quảng bá hay phổ biến rộng hơn các BST. Vào thời gian đầu khi các Local Brand ra đời, đa số các BST được “trình làng” qua những tấm hình lookbook/video đăng trên các mạng xã hội. Cho đến hiện tại, vẫn nhiều thương hiệu lựa chọn cách này vì dễ tiếp cận thị trường và tiết kiệm chi phí.
Riêng những Designer Brands lại khác: họ vẫn sử dụng hình lookbook/video để quảng bá, nhưng cả thế, họ còn đầu tư vào sàn diễn thời trang hay những cách khác. Một đơn cử cho việc sử dụng sàn diễn thời trang để trình làng các thiết kế chính là DUC STUDIO với BST gần đây mang tên “Cúp điện”. Riêng AHH Midnight Club lại giới thiệu BST mới theo cách độc đáo hơn – ra mắt BST cùng với một buổi trình diễn nhạc Rock của các nhóm nhạc.
Mang thời trang Việt Nam đến quốc tế
Có thể dễ dàng nhìn thấy Local Designer Brand ảnh hưởng tích cực như thế nào đến thị hiếu và thay đổi phong cách ăn mặc của giới trẻ. Nếu lướt qua các nhóm về thời trang tại Việt Nam, không khó để bắt gặp những outfit của giới trẻ có sự chỉnh chu hơn trong cách phối đồ và hơn cả là mang tính độc nhất. Đi xa hơn, không ít các thương hiệu cũng được những ngôi sao quốc tế sử dụng và diện lên người. Không chỉ vậy, một số thương hiệu cũng từng xuất hiện trên tạp chí thời trang danh giá Vogue như FIGI Studio.
@_notdude.2sick với chiếc áo từ Hypnotism và và quần từ Our Symphony @_lylong_ với trang phục từ Môi Điên @thaibao.bao với chiếc áo coat từ offonoff và quần của Vaegabond
Nổi bật nhưng vẫn chưa đủ…
Street Vibe đã có cuộc gặp cùng Giám đốc Sáng tạo kiêm CEO và Founder của Học viện Thời trang Việt Nam (Vietnam Fashion Academy) – NTK Huy Võ. Sau khi xem qua một số Local Brand trên thị trường nước nhà, anh cảm thấy thiết kế và concept của các Local Designer Brand hiện tại rất đẹp và có tiềm năng.
Tuy nhiên, cho dù bản thân có hứng thú thế nào về thiết kế thì đối với Huy Võ, những thương hiệu ấy chưa có Business Model (Kế hoạch kinh doanh và phát triển doanh nghiệp) cụ thể. Nhà thiết kế còn nói thêm rằng “Vietnam only use media, too focus on the social hype” nhằm ám chỉ sự chú ý của các thương hiệu đang quá tập trung vào những cái thứ trendy và những thiết kế phá cách (Hype in fashion). Họ bị giới hạn bởi việc chỉ tập chung vào marketing sản phẩm nên vô tình quên đi sự quan trọng của tên tuổi thương hiệu phải gồm những yếu tố như sự minh bạch, concept, câu chuyện và sự đóng góp của thương hiệu cho cộng đồng.
Đối với Huy Võ, điều quan trọng luôn nhất luôn là “Fundamental” – nền móng cho bất cứ thứ gì và trong trường hợp này nền móng sẽ là học vấn kiến thức và kĩ năng. Do đó, có thể thấy rằng kiến thức nền tảng vẫn là yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế thời trang nói riêng và xây dựng, phát triển thương hiệu nói chung. Chỉ cần có thể cải thiện hoặc bổ sung thêm những yếu tố trên, Local Designer Brand Việt hoàn toàn có thể phát triển và đi xa hơn nữa, trở thành những “viên ngọc sáng” cho thời trang nước nhà.
Học viện Thời trang Việt Nam – Vietnam Fashion Academy (VFA) được thành lập vào năm 2014 với mô hình mở và môi trường thật của studio thời trang. Với sứ mệnh phát triển giáo dục và chuyên môn thời trang dành cho ngành thời trang và dệt may Việt Nam, từ 2014 đến nay VFA đã trưởng thành và thành lập ra một ngôi trường tư toàn diện nhất với ”Giáo trình quốc tế – Chuyên môn chuyên sau – Các giảng viên, giáo viên hơn 15 năm kinh nghiệm” trong ngành thời trang trong và ngoài nước. Website: https://vietnamfashionacademy.vn/ Page: https://www.facebook.com/vietnamfashionacademy/ |