Check-in tại bảo tàng: Thưởng thức nghệ thuật qua lăng kính… điện thoại

0

Trào lưu chụp hình tại các bảo tàng, triển lãm nghệ thuật ở người trẻ đã không còn là chủ đề mới mẻ. Có ý kiến cho rằng, đây là một cách để thưởng thức nghệ thuật và tìm cảm hứng, khám phá những điều mới mẻ của người trẻ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, trào lưu này chỉ để “sống ảo”. Vậy ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai?

https://www.instagram.com/p/Cb-HeyEvc4f/?utm_source=ig_web_copy_link

Phân loại những người đi bảo tàng nghệ thuật

Giữa hàng trăm, hàng nghìn con người đang lang thang qua các phòng tranh, các sự kiện, triển lãm hay bảo tàng nghệ thuật để “thăm thú” những bức tranh, những tác phẩm điêu khắc; không khó để ta nhìn ra 2 nhóm người: nhóm người đi bảo tàng để nâng cao hiểu biết về nghệ thuậtnhóm người đi bảo tàng chỉ để chụp ảnh check-in.

Giống như cách mà bản thân nghệ thuật được tạo ra, cách người ta cảm nhận về nó cũng rất trừu tượng và mơ hồ. Có người cảm thức về nghệ thuật qua những bức hình bằng đôi mắt; song có người thấy nghệ thuật xứng đáng được ghi nhớ lại qua ống kính máy ảnh. Vì yêu tố gì cả cũng không sao cả, tựu chung họ đều là những người yêu cái đẹp và có những cách cảm thụ cái đẹp rất khác nhau.

Ảnh: @dicungthythy
Ảnh: @sowntrang

Và cứ như thế, nhóm người thứ hai hầu hết đi thưởng thức nghệ thuật với chiếc máy ảnh trong tay. Lạ thay, họ không chụp mỗi tác phẩm nghệ thuật, mà còn chụp họ và chiếc tác phẩm ấy. Họ ra sức tạo dáng để có những tấm hình “nghệ” nhất có thể với các bức tranh hay tác phẩm điêu khắc. Đó là những người tạo nên trào lưu “sống ảo cùng nghệ thuật”, dấy nên nhiều tranh cãi với nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.

Khía cạnh tích cực: Nghệ thuật bên trong nghệ thuật

Check-in với nghệ thuật cũng phải cần thật “nghệ”. Khách quan mà nói, đôi khi, chính những góc chụp của những người xem lại đem đến một cách thể hiện mới cho các tác phẩm nghệ thuật. Đặc khi khi những người có sức ảnh hưởng thường là đối tượng được mời đến trải nghiệm đầu tiên và lan toả góc nhìn của bản thân. Đây cũng là một hình thức quảng bá rất hiệu quả cho các tác phẩm và phòng trưng bày nói chung. Và một khi những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt phá vỡ cách thưởng thức của công chúng so với loại hình truyền thống, nhiều người xem thích thú khi có thể tương tác với nghệ thuật theo cách mới mẻ.

Katy Perry đang selfie cùng … Katy Perry – một người thật và một người trong tranh.

Khi chọn được những bức tranh để “selfie” cùng, tức là người trẻ cũng phần nào đó cảm được tính nghệ của tác phẩm, để rồi cố gắng thể hiện nó qua những bức ảnh được chụp cùng, bức ảnh ấy chắc chắn sẽ khác với những bức được check-in trên phố đi bộ hay ở quán cà phê. Đặc biệt, những sự kiện nghệ thuật thu hút giới trẻ thường là từ những người nổi tiếng hoặc là các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt với sáng tạo trong cả bản thân tác phẩm và hình thức trưng bày của phòng triển lãm.

Ảnh: @red.is__
Ảnh: @red.is__

Tuy vậy, đôi khi người trẻ lại “bỏ quên” chất lượng của tác phẩm nghệ thuật, và cái cớ hoàn hảo cho việc đó chính là tính cảm thụ nghệ thuật cá nhân.

Liệu check-in sống ảo với nghệ thuật đã đi quá xa?

Ngày càng nhiều khán giả không có chuyên môn nghệ thuật tiếp cận và đến thăm các bảo tàng, triển lãm và có điều kiện tiếp xúc với những xu hướng nghệ thuật mới nhất. Sự việc đi xa khi ngày càng nhiều người có ảnh hưởng đến bảo tàng, triển lãm không phải để thưởng thức nghệ thuật mà chỉ muốn check-in sống ảo, mượn bối cảnh chụp ảnh để “làm giàu” cho trang cá nhân trên mạng xã hội.

Tại nhiều phòng triển lãm, các blogger đổ xô đến chụp hình đã gây xáo trộn đến bối cảnh nghệ thuật được xây dựng của tác giả, ảnh hưởng đến việc thưởng lãm của mọi người. Tệ hơn, tại những phòng tranh nghệ thuật sắp đặt, nơi thu hút người trẻ vì tính độc đáo của nó, họ thậm chí “mạnh dạn” thay đổi bối cảnh để có một góc chụp “slay” hết mức.

Những pha “kém duyên” bị bóc mẽ tại khu triễn lãm nghệ thuật sắp đặt tại VCCA.
Những pha “kém duyên” bị bóc mẽ tại khu triễn lãm nghệ thuật sắp đặt tại VCCA.

Theo tờ báo The Paper, nhiều bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật ở Thượng Hải – cái nôi nghệ thuật của Trung Quốc – đã đưa ra quy định hạn chế đối với những người nổi tiếng trên mạng xã hội đến chụp ảnh check-in. Lý do được đưa ra là để đảm bảo an ninh, an toàn và tính toàn vẹn, nâng cao trải nghiệm của những người trải nghiệm “thật” các tác phẩm nghệ thuật.

y thuc khi chup hinh check in anh 3
Ảnh: zing.vn

Hướng về phương Tây, phòng trưng bày Tate của Anh đã từ chối miễn phí hình ảnh các tác phẩm của họ. Việc sử dụng tùy tiện những hình ảnh từ bộ sưu tập của họ là vi phạm bản quyền. Với quy định này, bạn chẳng cần ló mặt vào tấm ảnh, mà chỉ cần chụp lại bức tranh thôi cũng bị cấm tiệt.

Tate modern atrium | The atrium at the Tate Modern with the … | Flickr
Ảnh: flickr.com

Bất kể hình thức sáng tạo nào cũng đều cần được cảm thụ qua góc nhìn cá nhân và góc nhìn ấy cần được bảo vệ tuyệt đối. Tranh luận vẫn tiếp diễn và ranh giới đúng – sai cho hành động này vẫn còn đang mờ nhạt. Street Vibe để ngỏ câu trả lời để nghe quan điểm từ các bạn!

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here