Từ một người làm việc cùng và thiết kế trang phục cho Kanye West, Matthew M. Williams bây giờ đã trở thành một trong những cái tên đình đám nhất làng thời trang hiện nay. Nhà thiết kế người Mỹ đang rất được kì vọng sẽ vực dậy được một Fashion House già cỗi như Givenchy giống như cách Hedi Slimane hay Demna Gvasalia từng làm ở YSL và Balenciaga. Tuy nhiên liệu những thay đổi của anh trong nhà mốt có đang phá hủy hình ảnh của Givenchy?
Sức ảnh hưởng của “hội những nhà thiết kế Mỹ” những năm gần đây là không thể phủ nhận. Kanye West và Been Trill (bao gồm Virgil Abloh, MMW, Heron Preston và Justin) từ giai đoạn khoảng từ 2013 cho đến bây giờ đang tung hoành trên làng thời trang thế giới với những vị trí rất quan trọng trong các nhà mốt danh giá.
Và sức ảnh hưởng bây giờ sẽ đè nặng lên đôi vai những người còn lại khi một trong những người quan trọng nhất, Virgil Abloh đã mất vào cuối năm 2021. Cái tên Matthew M. Williams đang rất được kì vọng sẽ thay đổi Givenchy như thế nào khi hầu hết tất cả những thương hiệu lớn đều đã cách mạng hóa hình ảnh thương hiệu – chỉ trừ Givenchy già cỗi.
Những ngày đầu nhen nhóm đam mê thời trang và thời gian làm việc cùng Kanye West
Matthew M. Williams là một tay ngang đúng nghĩa, vốn định theo sự nghiệp bóng đá nhưng cho đến khi anh chuyển đến Châu Âu. Williams phải lòng với dòng nhạc Techno; anh đã có được công việc đầu tiên là làm DJ tại một số quán Bar nhỏ, khi đó anh thậm chí còn chưa đủ tuổi uống rượu.
Dù vậy, bước ngoặt chỉ thật sự xảy đến khi Williams trở thành sinh viên và có cơ hội làm việc cùng huấn luyện viên bóng đá tại trường đại học của anh. Giây phút biết được người huấn luyện viên này đồng thời cũng sở hữu nhãn hiệu quần áo của riêng ông, NTK mới vỡ lẽ ra rằng, thời trang là đam mê và cũng là sự nghiệp. Sau đó, Matthew Williams được truyền nhiều cảm hứng khi nhìn thấy những bởi những bức ảnh thời trang của các nhiếp ảnh gia như Irving Penn, Nick Knight, Juergen Teller…, anh quyết định tạm gác lại việc học, toàn tâm toàn ý dấn thân vào con đường thời trang. Mặc dù bị từ chối bởi trường đại học chuyên về nghệ thuật và thiết kế Parson
Một thời gian, Matthew đã bắt đầu cắt may những bộ trang và từ đây đã cho anh cơ hội lớn đầu tiên trong đời – được thiết kế đồ cho Kanye West.
Năm 2007, Williams đã đồng ý nhận lời mời thiết kế áo khoác cho màn trình diễn của Kanye West tại sân khấu của lễ trao giải Grammy, dù lúc ấy anh chỉ mới 21 tuổi. Ấn tượng hoàn toàn với chiếc áo jacket và sự kết hợp các bóng đèn LEDs, West đã ngỏ ý muốn chàng thiết kể trẻ về đội của mình. Sau đó, Williams từ một người thiết kế trang phục dần chuyển sang nhà chỉ đạo nghệ thuật video, dàn dựng studio cho show trình diễn thời trang đầu tiên của nhãn hàng Pastelle hay công ty chuyên sáng tạo nội dung DONDA của West.
Trong khoảng thời gian đầu làm việc với Kanye West, không nhiều người biết Matthew từng hẹn hò với Lady Gaga và thiết kế trang phục cho cô. Tuy nhiên mẫu thuẫn xảy ra giữa Kanye West và Lady Gaga khiến Matthew khi đó phải chọn một bên và anh đã chọn Ye.
Từ sự gặp gỡ tình cờ tại nhà hàng sushi, NTK Matthew Williams nói với Lady Gaga về bộ trang phục anh thiết kế cho Kanye West và cả hai đã có sức hút mãnh liệt với đối phương. Khi chính thức trở thành giám đốc nghệ thuật của “Haus of GaGa” từ năm 2008 đến năm 2010, anh còn được các fan của cô ca sĩ đặt cho biệt danh thân mật là “Dada”. Williams tiếp tục tạo nên những bộ trang phục gây chú ý trong khi Lady Gaga dần trở thành ngôi sao quốc tế.
Been Trill, những viên gạch đầu tiên thời kì hưng thịnh của Streetwear
Năm 2012, mối quan hệ với West đã dẫn đến sự ra đời của thương hiệu Been Trill do Matthew Williams, Heron Preston, Virgil Abloh đồng sáng lập dưới sự hợp tác cùng nghệ sĩ và các DJ. Vào thời điểm đó, Been Trill cùng những bản kết hợp với HBA, Stussy hay Travis Scott là những bản kết hợp vô cùng hype và đặt những nền móng đầu tiên cho thời kì hưng thịnh của Streetwear. Cả 3 nhà đồng sáng lập cùng Kanye sau này đều là những nhà thiết kế có sức ảnh hưởng vô cùng lớn lên giới thời trang cao cấp với những Yeezy, Off-White, Alyx.
Tuy nhiên, vào năm 2014, sau sự tan rã của các nhà sáng lập, thương hiệu này được bán lại cho PacSun.
Alyx được thành lập và chiếc Buckle Roller Coaster đình đám
Năm 2013, biến cố xảy đến với anh khi cha anh qua đời sau một tai nạn xe máy, cùng với việc tan rã của Been Trill đã làm cho khoảng thời gian này vô cùng khó khăn đối với Matthew. Tuy nhiên, ánh sáng luôn xuất hiện ở cuối đường hầm, khi anh khó khăn và tăm tối nhất, Jennifer quay trở lại với anh và cả hai đã có với nhau một cô con gái được đặt tên là Alyx. Điều này là một điều kì diệu đối và vực dậy anh sau khoảng thời gian khó khăn.
Tên ban đầu của thương hiệu là ALYX, tất nhiên được lấy từ tên con gái của anh. Nhưng sau này thương hiệu được đổi tên lại với việc thêm 1017 và 9SM. “1017” là ngày sinh của Matthew còn “9SM” là địa chỉ ban đầu của cửa hàng tại New York trước khi nó được dời về kinh đô thời trang Ý để gần hơn với xưởng sản xuất.
Đối với ai biết dãy số này thì nó là một thứ mang tính cá nhân của Matthew, còn nếu không thì nó sẽ làm tên thương hiệu trong giống một mã kí hiệu.
Vào giai đoạn Thu-Đông năm 2015, nhãn hiệu lần đầu tiên được ra mắt với hình ảnh một người phụ nữ khoác trên mình chiếc áo cùng cái tên “ALYX”. Năm 2016, BST Ready-to-wear đầu tiên được ra mắt, và giải thích vì sao BST đầu tiên là đồ nữ thì lí do là vì khoảng thời gian anh thiết kế đồ trình diễn cho Lady Gaga đã truyền cảm hứng cho anh rất nhiều. BST có cảm hứng được bắt nguồn từ nền văn hóa đương đại tại Calfornia, thêm vào đó sự cao cấp và xa xỉ, đồng thời cũng thay đổi để khẳng định, Williams đã xuất sắc dành được giải thưởng LVMH vinh danh những nhà thiết kế trẻ tuổi. Kể từ đó, bằng tầm nhìn và sự tập trung mang tính cá nhân hóa cho trang phục ở cả nam lẫn nữ, thương hiệu 1017 ALYX 9SM nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ trung thành của khách hàng. Năm 2017, BST nam đầu tiên mới được ra mắt và một năm sau là Fashion Runway đầu tiên của thương hiệu.
Một trong những thiết kế có độ nhận diện cao nhất và nổi tiếng nhất của thương hiệu đó là chiếc Buckle được lấy từ Roller Coaster. Trong khoảng thời gian hai năm, chiếc Buckle này là một trong những chi tiết viral nhất và rất nhiều thương hiệu muốn có được chiếc Buckle này ở trên đồ của mình. Bằng chứng là ALYX đã mang chi tiết này đi kết hợp với rất nhiều thương hiệu và cho ra rất nhiều bản kết hợp có sự có mặt của nó.
Có thể nói, những thành công của Alyx, và những bản hợp tác viral cùng Nike đã tạo nên những dấu ấn đầu tiên của Matthew trên thị trường thời trang. Cộng với việc danh sách dài những mối quan hệ thân thiết của Matthew nào những Kanye West, Virgil Abloh, Kim Jones, nhà Kardashian, Lil Uzi Vert, Playboy Carti,… đã góp phần làm Matthew lọt vào mắt xanh những người đứng đầu LVMH. Từ đó dẫn đến sự kiện bước ngoặt của cả cuộc đời và sự nghiệp Matthew – lời mời cho vị trí giám đốc sáng tạo của Givenchy.
Cùng đón chờ Phần 2: Cuộc cách mạng trẻ hóa Givenchy của Matthew M. Williams tại Street Vibe nhé.
Nguồn tham khảo: Elleman