Lịch sử hình thành hoạ tiết Monogram của các nhà mốt

0

Hoạ tiết Monogram đã trở thành một phần không thể thiếu của các nhà mốt và lịch sử hình thành chúng đều có những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết.

Monogram hay Chữ Lồng là thiết kế đặc trưng của các nhà mốt cao cấp. Bằng cách kết hợp hai chữ cái mang ý nghĩa mật thiết với họ như tên thương hiệu hay tên nhà sáng lập. Monogram được xem là hình thức tôn vinh, nét riêng biệt và điểm nhận biết của mỗi nhà mốt. Về sau, các giám đốc sáng tạo thường áp dụng hoạ tiết Monogram đặc trưng lên các thiết kế của họ. Hãy cùng Street Vibe tìm hiểu lịch sử hình thành hoạ tiết Monogram của các nhà mốt đình đám nhé!

1. Louis Vuitton

Được tạo ra bởi Georges Vuitton vào năm 1896, ông là con trai độc nhất của nhà sáng lập Louis Vuitton. Sau khi lên nắm quyền tại nhà mốt này, ông đã tạo ra hoạ tiết Monogram với hai chữ cái “LV” nhằm tri ân đến cha mình. Ban đầu, hoạ tiết này chỉ được áp dụng trên những túi du lịch hoặc gương đặc trưng của Louis Vuitton trên nền vải màu nâu sậm và bán cho giới thượng lưu, những người vô cùng giàu có. Hoạ tiết Monogram của Louis Vuitton được xem là cha đẻ, người đi đầu trong việc thiết kế và hình thành khái niệm Monogram.

Georges Vuitton

Về sau, đặc biệt là ở hai đời giám đốc sáng tạo Kim Jones và Virgil Abloh. Họ đã áp dụng hoạ tiết Monogram này theo cách phóng khoáng, mang thiên hướng trẻ trung và đường phố lên những món đồ như mắt kính, quần áo và giày.

hoạ tiết monogram

2. Gucci

Năm 1953, khi nhà mốt Gucci phát triển vươn tầm quốc tế mở rộng thị trường đến Mỹ với việc khai trương cửa hàng đầu tiên tại New York thì đây cũng là lúc nhà sáng lập Guccio Gucci qua đời. Con trai cả nhà Gucci là Aldo Gucci kế nhiệm ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo. Để tôn vinh và tưởng nhớ đến cha mình, ông đã thiết kế hoạ tiết Monogram bằng cách “Gấp đôi chữ G” vào năm 1960.

hoạ tiết monogram
Aldo Gucci

Gucci bắt đầu in hoạ tiết monogram mang tên “Guccissima” này lên những túi xách, đồ da và một số quần áo. Nhận được sự ủng hộ đông đảo và sức hút tăng trưởng nên vào năm 1970, Gucci quyết định sử dụng hoạ tiết này lên rất nhiều sản phẩm khác nhau, đa dạng hoá sản phẩm bán ra.

Năm 2015, Alessandro Michele trở thành giám đốc sáng tạo của Gucci. Ông đã thực hiện hàng loạt sự thay đổi, làm mới lại nhà Mốt và trong đó có cả hoạ tiết Monogram. Giờ đây, hoạ tiết đã trở nên trẻ hoá, sự cổ điển được tô điểm thêm màu sắc của đương đại và được mặc bởi rất nhiều người nổi tiếng.

hoạ tiết monogram

3. Fendi

hoạ tiết monogram

Năm 1965, nhà mốt Fendi bổ nhiệm cố nhà thiết kế Karl Lagerfeld trở thành giám đốc sáng tạo. Từ đây, Fendi như được hồi sinh với phong cách thiết kế nổi bật bởi sự sáng tạo và đi đầu trong việc sử dụng lông thú, một trong những chất liệu được yêu thích nhất thời điểm đó. Cũng trong năm 1965, ông đã tạo ra hoạ tiết Monogram với sự đối nghịch của hai chữ F, viết tắt của từ Fun Fur mang ý nghĩa là sự thú vị của lông thú. Một sự thật là ông đã phác hoạ hoạ tiết này trong vòng chưa đầy 5 giây.

Karl Lagerfeld

Ban đầu, hoạ tiết này được sử dụng trên những tấm vải lót bên trong các chiếc túi du lịch. Nhưng về sau, bởi sự lớn mạnh và phát triển của hoạ tiết Monogram nên Fendi đã quyết định sử dụng chúng lên những sản phẩm của mình. Trải qua rất nhiều biến thể và phiên bản Monogram FF khác nhau, hoạ tiết này đã có hình dạng vuông vắn hơn lúc ban đầu.

hoạ tiết monogram

4. Dior

hoạ tiết monogram

Được tạo ra bởi Marc Bohan, giám đốc sáng tạo của Dior (1961-1989) vào năm 1967 nhưng mãi đến bộ sưu tập Dior Xuân-Hè 1969 thì hoạ tiết Monogram này mới được tiết lộ với công chúng với tên gọi Oblique. Xuất hiện lần đầu tiên trong một chiếc túi thuộc bộ sưu tập Haute Couture cùng năm đó. Tên gọi Oblique được đặt theo tên của bộ sưu tập Dior Thu-Đông 1950 do chính tay nhà sáng lập Christian Dior thiết kế nhằm tri ân đến ông. Một sự thật thú vị là hoạ tiết Monogram này còn được sử dụng trên tấm vải trải sàn và các bậc thang tại cửa hàng Dior Monsieur vào năm 1974.

hoạ tiết monogram
Marc Bohan
hoạ tiết monogram
Dior Monsieur

Trải qua hai đời giám đốc sáng nổi bật như John Galliano và Maria Grazia Chiuri, họ đã tiến vào kho tàng lưu trữ của nhà mốt này và đã biến hoạ tiết Monogram của Dior trở nên có sức hút, và phục hồi theo phong cách thời trang đường phố đầy sáng tạo. Giám đốc sáng tạo mang thiên hướng đường phố như Kim Jones cũng đã thúc đẩy, góp phần đưa hoạ tiết này vào những sản phẩm, nâng tầm phát triển thương hiệu.

hoạ tiết monogram

Tài liệu tham khảo: Vogue FR, Lofficiel USA, The Webster, Bagista UK.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here