Hiếm có nhà thiết kế nào mà làm cho người xem phải ngạc nhiên liên tục ra mặt và dành nhiều lời khen như vậy đối với các tác phẩm của mình. Ông tạo ra hiệu ứng khi khiến những người xem là các fashionista, nhà thiết kế trẻ và cánh nhà báo phải liên tục thốt lên: “Wowwww!”
Cuộc đời nhà thiết kế
Walter Van Beirendonck là NTK sinh ngày 4/2/1957 tại Brecht, một thành phố nhỏ thuộc thủ phủ Antwerp, Bỉ. Thời còn bé, ông không giống các bạn cùng trang lứa của mình hay ra ngoài chơi đá bóng mà ông lại thích ở nhà chơi búp bê cùng chị gái. Mọi người thường nói ông có sở thích thật kì lạ nhưng điều ông quan tâm thật sự không phải là búp bê mà là những bộ trang phục dành cho búp bê. Điều đó mới làm ông hứng thú cũng như là thứ duy nhất giúp kết nối với thời trang lúc bấy giờ.
Từ khi còn rất trẻ, ông luôn có suy nghĩ: “ Tôi sẽ tạo ra thế giới của riêng mình” và không ngừng mơ ước về mọi thứ. Đam mê về thời trang ấy luôn thôi thúc ông và vào năm 23 tuổi, ông đã tốt nghiệp khoa Thời trang của Học viện Antwerp cùng với những người bạn của mình mà cả thế giới đều biết đến tên – The Antwerp Six. Nhóm thời trang đã khiến cả thế giới phải thốt lên chỉ hai từ: “Tài năng”.
Năm 2006, ông được bổ nhiệm làm giám đốc của khoa Thời trang tại chính trường ông theo học. Ông còn là thầy của những nhà thiết kế có tên tuổi sau này như Raf Simons, Craig Green, Kris Van Assche.
Ý tưởng & thiết kế
Về thiết kế, ông hoàn toàn khác biệt với các bạn cũng khoá của mình. Không phải là sự lịch lãm như Dries Van Noten hay những đường cắt may đo tỉ lệ cơ thể với phong cách minimalist như Ann Demeulemeester, lại càng không giống với thời trang phá huỷ kết cấu như Martin Margiela.
Ông lựa chọn chơi đùa với những gam màu sáng, những chất liệu mà thời trang lúc bấy giờ không ai sử dụng như đồ lặn, vải phản quang, thậm chí ông còn lưu giữ mùi hương lên trang phục của mình. Ví dụ như như trang phục có hoạ tiết một quả dâu tây, bạn sẽ ngửi thấy được mùi dâu tây trên đó.
Nếu Martin Margiela là nhà thiết kế quái dị gam màu tối thì Walter Van Beirendonck chính là thiên địch của ông. “Bạn đã thấy trang phục nào có gai giống như nhân vật King Bowser trong Mario chưa ?” Nếu chưa hãy xem Walter Van Beirendonck. WINTER 2020-21 để cảm nhận hết độ “quái dị” trong thiết kế của ông.
Năm 1993, ông bắt tay với Mustang – một nhà sản xuất ở Đức cho ra dòng sản phẩm dưới tên “W<” – Wild and Lethal Trash. Với kinh phí có được từ Mustang, ông thoải mái sáng tạo và ứng dụng vào các chất liệu mới đi kèm cùng các khẩu hiệu mang tính xã hội. Năm 1999, ông và Mustang chấm dứt mối quan hệ hợp tác sau đó ông ra dòng sản phẩm dưới tên trực tiếp của chính mình. Đối với giới thời trang, 6 năm đó là thời kỳ huy hoàng nhất của Walter Van Beirendonck.
Về ý tưởng, ông được xem là “người kể chuyện điêu luyện” của giới thời trang. Ở mỗi runway show của mình, ông luôn có một câu chuyện về ý tưởng đằng sau những bộ trang phục. Ông không phản bác hoàn toàn về cái nhìn cuộc sống của mình, ông luôn xây dựng lên hai thế giới mà người xem là người đứng giữa hai thế giới đó phải trầm tư suy nghĩ.
Ví dụ như runway show S/S 2015, ông đã cho cả thế giới thấy hai bộ mặt của thế giới. Một mặt, ông cho mọi người nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, con người. Mặt khác, là sự ô nhiễm môi trường, sự tàn phá thiên nhiên bởi chiến tranh mà do chính tay con người gây nên.
Năm 2020, Walter Van Beirendonck thẳng tay lên tiếng chỉ trích Virgil Abloh (giám đốc sáng tạo Louis Vuitton) về việc đạo nhái ý tưởng của ông. Đối với ông, việc đạo nhái ý tưởng trong thời trang không phải hiếm hay không xảy ra mà đối với trường hợp này thì ông cho nó quá trắng trợn và không thể chấp nhận.
I HATE COPYCATS
Walter Van Beirendonck