Khám Phá

Nike giành thắng lợi trước các hãng giày “Bootleg”

By Cậu Bar

June 15, 2021

Sau nhiều lần kiện tụng, Nike cuối cùng đã dành chiến thắng trước các thương hiệu giày “Bootleg” copy thiết kế.

Vài năm gần đây, những mẫu giày nổi tiếng của Nike bị nhái lại dưới cái mác “bootleg”, đặt biệt là hai mẫu giày đình đám Dunk Low và Air Jordan 1. Trong vụ kiện hồi đầu năm giữa The Swoosh và Warren Lotas, người đã thiết kế một phiên bản bootleg của Nike Dunk Low, đồng thời sử dụng nhiều phối màu gần giống với giá khá cao.

Mẫu giày của Warren Lotas với thiết kế khá giống Nike Dunk Low.

Những mẫu giày “ăn theo” như thế này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Nike, đơn giản bởi thiết kế quá giống của chúng. Nike đã tìm cách ngăn chặn không chỉ Lotas mà còn nhiều thương hiệu “bootleg” khác và cuối cùng họ đã thành công. Giờ đây, gã khổng lồ thậm chí còn có khả năng mạnh tay hơn nữa trong cuộc chiến chống lại những kẻ vi phạm nhãn hiệu và bản quyền nhờ sự cho phép của Văn phòng Nhãn hiệu & Bằng sáng chế Hoa Kỳ (USPTO).

Bởi vừa mới đây, Nike đã được USPTO cấp giấy chứng nhận đăng ký chính thức cho các thiết kế như Air Jordan 1, Air Jordan 1 Low và Air Jordan 1 Low SE.

Theo lý thuyết, Nike giờ đã sở hữu thiết kế cơ bản của Air Jordan 1 (đặc biệt là phần upper). Điều này có nghĩa là những bootleggers nếu không thay đổi thiết kế giày, hoặc không thay đổi đủ nhiều so với Air Jordan 1, bởi theo kinh nghiệm quá khứ thường thì họ chỉ thay một biểu tượng mới ở bên hông giày thay cho dấu Swoosh, thì rất có thể lần này họ sẽ bị kết tội vi phạm nhãn hiệu của Nike và bế lên quan trên.

Việc Nike không ngừng việc theo đuổi pháp lý chống lại Lotas và những người khác đã gặp phải nhiều nhận xét trái chiều nhau. Một mặt, Nike là chủ sở hữu hợp pháp của các thiết kế và tất nhiên họ không muốn để người khác kiếm tiền từ những gì về cơ bản là sản phẩm của họ.

Tuy nhiên, bootlegging và custom là chủ đề chính xuyên suốt lịch sử giày sneaker và thời trang streetwear. Việc xâm phạm quyền tự do của các nghệ sĩ tham gia vào các hoạt động như vậy có thể bị coi là đi ngược lại với những gì nền văn hóa đang hướng tới.

Theo các bạn, hành động cương quyết bảo vệ bản quyền đó của Nike là đúng hay sai ? Nike có đang “ích kỷ” giết chết sân chơi chung mọi người ? Hãy cho Street Vibe biết ý kiến nhé.